Mã tài liệu: 233629
Số trang: 50
Định dạng: rar
Dung lượng file: 8,044 Kb
Chuyên mục: Y Dược
TÓM TẮT
Đối tượng nghiên cứu là vi khuẩn Bacillus subtilis và Lactobacillus acidophilus. Chúng tôi sử dụng phương pháp đếm số lượng tế bào, xác định hoạt độ enzyme amylase, protease và khả năng tạo độ chua của hai vi khuẩn nghiên cứu trên nhiều loại môi trường khác nhau. Kết quả chúng tôi ghi nhận được như sau:
Đối với Bacillus subtilis
Môi trường rỉ đường có bổ sung 2% tinh bột là môi trường nhân giống cấp 1 có khả năng cho sinh khối và hoạt độ enzyme amylase, protease cao nhất.
Môi trường A là môi trường nhân giống cấp 2 có khả năng cho sinh khối và hoạt độ enzyme amylase, protease cao nhất. Thời gian nuôi cấy thích hợp là 72 giờ.
Chế phẩm chứa Bacillus subtilis sau thời gian bảo quản có số lượng vi khuẩn giảm dần nhưng hoạt độ enzyme amylase và protease không thay đổi.
Đối với Lactobacillus acidophilus
Môi trường sữa đậu nành có nồng độ 15% đậu và bổ sung 15% đường là môi trường thích hợp nhất để sản xuất chế phẩm chứa Lactobacillus acidophilus.
Chế phẩm chứa Lactobacillus acidophilus sau thời gian bảo quản ở nhiệt độ thường số lượng vi khuẩn giảm dần.
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, con người có xu hướng trở dần về với tính chất thiên nhiên thông qua việc sử dụng một số chất có hoạt tính sinh học hay các phương pháp sinh học để ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, cải thiện môi trường và để chữa bệnh. Lý do đơn giản là con người đã hiểu được mặt trái khi sử dụng các chất hóa học, chất kháng sinh. Những chất này tuy có hiệu quả nhanh chóng nhưng hậu quả mà nó mang lại rất lớn.
Trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trước đây người ta thường dùng những chất kháng sinh để phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm và tôm, cá . Việc sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài đã để lại nhiều hậu quả không mong muốn như sự kháng thuốc của vi khuẩn hoặc rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột làm bệnh tái phát nặng hơn và dẫn đến khó điều trị hơn. Nghiêm trọng hơn sự tồn dư kháng sinh trong thịt dẫn đến phẩm chất thịt giảm làm hạ giá thành sản phẩm, gây cản trở cho việc xuất khẩu làm thiệt hại rất lớn trong chăn nuôi.
Để khắc phục được tình trạng này, các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng trực tiếp những vi sinh vật sống, có lợi thường gọi là “probiotic”. Kết quả đã chứng minh được lợi ích của những vi khuẩn có lợi này trong việc phòng và điều trị một số bệnh trong chăn nuôi, thủy sản và cho cả con người. Điều quan trọng là nó không để lại những hậu quả hay di chứng khi sử dụng như các loại hóa chất và thuốc kháng sinh.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài “Xác định môi trường tối ưu để thu sinh khối và enzyme của vi khuẩn Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus. Thử nghiệm sản xuất chế phẩm sinh học” để phục vụ trong chăn nuôi và thủy sản.
“Xác định môi trường tối ưu để thu sinh khối và enzyme của vi khuẩn Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus. Thử nghiệm sản xuất chế phẩm sinh học”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 2113
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 1274
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 953
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 736
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 946
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 899
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 1237
⬇ Lượt tải: 25