Mã tài liệu: 243966
Số trang: 205
Định dạng: rar
Dung lượng file: 9,392 Kb
Chuyên mục: Kiến trúc
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường đại học Kiến trúc Hà Nội
Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS Doãn Quốc Khoa
Tham gia: PGS.TS.KTS Huỳnh Đăng Hy – Hội QH phát triển ĐT VN TSKH Phạm Hoàng Hải – Viện Địa lý
ThS.KTS Nguyễn Hồng Diệp – Viện QH đô thị & NT Bộ XD KTS Nguyễn Văn Hoà - Viện Kiến trúc nhiệt đới
KTS Đặng Đình Chính - Viện Kiến trúc nhiệt đới
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu :
Thông thường “cảnh quan đô thị” được hiểu theo nghĩa của nhận thức thị giác (là hình ảnh mà con người thu nhận được trong quá trình tiếp xúc với không gian đô thị) hoặc theo cách của kiến trúc cảnh quan (là hệ thống các thành phần của không gian mở đô thị: các công viên, khu cây xanh – mặt nước, các đường phố, quảng trường, các sân vườn công trình .). Tuy nhiên, còn một cách hiểu khái niệm “cảnh quan” khác thường sử dụng trong ngành địa lý liên quan đến việc nghiên cứu cấu trúc chức năng và đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ cho hoạt động khai thác lãnh thổ.
Trong cấu trúc không gian đô thị, yếu tố tự nhiên (YTTN) có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là nền tảng hình thành đô thị, vừa là thành phần trong tất
cả các không gian chức năng của đô thị. Vấn đề nhận thức, đánh giá đặc điểm
và nghiên cứu đề xuất giải pháp khai thác YTTN là một khía cạnh quan trọng trong các nội dung thiết kế quy hoạch xây dựng (QHXD) đô thị: đánh giá đặc
điểm hiện trạng; luận chứng các cơ sở quy hoạch; đề xuất giải pháp quy hoạch:
về không gian, hạ tầng kỹ thuật – môi trường
Tuy nhiên, trong quá trình lập đồ án QHXD đô thị hiện nay, các yếu tố
tự nhiên thường nghiên cứu tách rời từng yếu tố, chưa thể hiện rõ tính tổng hợp, đồng nhất chưa thấy rõ quan hệ tương hỗ chặt chẽ giữa các yếu tố và sự vận động biến đổi theo các quy luật tự nhiên đáng ra không thể tuỳ tiện làm biến đổi. Đây chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, đến sự phát triển bền vững, giảm hiệu quả kinh tế và không tạo được bản sắc địa phương.
Môn “Cảnh quan học” là một chuyên ngành của Địa lý học, chuyên nghiên cứu cấu trúc cảnh quan lãnh thổ, phân định các đơn vị cảnh quan (các thể tổng hợp tự nhiên), nghiên cứu cấu trúc chức năng và đánh giá chúng nhằm
đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế lãnh thổ, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Việc nghiên cứu cảnh quan không đơn thuần chỉ là hệ thống tự nhiên mà còn bao gồm các hệ thống tự nhiên - kỹ thuật do có sự tham gia tác động của con người.
Như vậy giữa QHXD với cảnh quan học có mối liên quan chặt chẽ do
có chung đối tượng nghiên cứu: các yếu tố, điều kiện tự nhiên trên một khu vực nhất định và các tác động của chúng với hoạt động con người cũng như ngược lại. Các kết quả nghiên cứu của cảnh quan học chính là cơ sở cho QHXD, từ quy hoạch vùng, quy hoạch chung cho đến các quy hoạch chi tiết. Đồng thời, không gian xây dựng cũng là đối tượng của cảnh quan học để nghiên cứu về
tác động của con người đối với tự nhiên và ngược lại.
Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Liên Xô (cũ) đã vận dụng các nghiên cứu về địa lý, đặc biệt là môn “cảnh quan học” làm một trong những cơ sở của công tác quy hoạch xây dựng (QHXD) đô thị. Trong thành phần lập đồ
án QHXD, thường có sự tham gia của chuyên gia “cảnh quan học”. ở Trung
Quốc hiện nay, môn “Cảnh quan học” là một trong những cơ sở quan trọng của
QHXD. Chuyên ngành “Quy hoạch cảnh quan” với việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ thông tin và viễn thám, là một phương tiện hữu hiệu trong nghiên cứu QHXD, góp phần nâng cao chất lượng đồ án và bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên.
"Cảnh quan học" hiện là một chuyên ngành của Viện Địa lý thuộc Viện Khoa học công nghệ Việt nam. Trong những năm qua, Viện đã nghiên cứu và lập các bản đồ phân vùng cảnh quan của cả nước và từng vùng lãnh thổ. Cảnh quan được phân chia thành các hạng và các nhóm, loại cảnh quan khác nhau, trong đó mỗi vùng có các đặc điểm đặc trưng, điều kiện tự nhiên và những tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực tự nhiên khác nhau. Các nghiên cứu của Viện Địa lý về cảnh quan đã được ứng dụng phục vụ cho các ngành kinh tế trong hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bền vững, ví dụ như các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản
. Tuy nhiên, đối với ngành QHXD cho đến nay chưa có sự gắn kết chặt chẽ và
sử dụng có hiệu quả các nghiên cứu của chuyên ngành cảnh quan thuộc Viện
Địa lý vào thực tiễn QHXD.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học xác định các Cơ sở “cảnh quan học” của khai thác các yếu tố tự nhiên trong quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam là rất cần thiết để giúp các nhà QHXD và quản lý QH nhận thức,
đánh giá và đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý các YTTN, đảm bảo tính tổng hợp và hài hoà giữa cấu trúc nhân tạo – tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng của đồ án và phát triển đô thị bền vững.
2- Mục đích nghiên cứu:
Xác định các cơ sở lý luận của “Cảnh quan học” phục vụ cho việc nghiên cứu đề xuất giải pháp khai thác các YTTN trong QHXD đô thị Việt Nam. Cụ thể:
Nhận thức về yếu tố tự nhiên và vai trò của YTTN trong QHXD đô thị
- Phân loại cảnh quan tự nhiên phục vụ QHXD đô thị
- Đề xuất quan điểm, nguyên tắc mô hình và giải pháp khai thác YTTN
trong QHXD
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà thiết kế quy hoạch xây dựng ở trung ương và địa phương và là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo kiến trúc sư.
3- Đối tượng và giới hạn nghiên cứu:
Đối tượng: Khía cạnh khai thác YTTN trong nội dung đồ án QHXD đô thị
Giới hạn nghiên cứu:
- Khía cạnh khai thác sử dụng các YTTN trong phần quy hoạch không gian
- Loại QHXD : đồ án QH chung đô thị
4- Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra khảo sát, thu thập thông tin số liệu, tài liệu về cảnh quan học
và quy hoạch xây dựng đô thị
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá các số liệu
- Phương pháp hội thảo lấy ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý khoa học cảnh quan và quy hoạch xây dựng đô thị
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1- Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu : 1
2- Mục đích nghiên cứu: 2
3- Đối tượng nghiên cứu: 2
4- Phương pháp nghiên cứu 3
5- Các khái niệm cơ bản 3
6- Sơ đồ nghiên cứu 3
7- Những chữ viết tắt 3
CHƯƠNG I- TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ Vμ CẢNH QUAN HỌC
1.1- Khai thác yếu tố tự nhiên trong QHXD đô thị thế giới 4
1.1.1- Khai thác YTTN trong QHXD đô thị cổ trung đại 4
1.1.2- Khai thác YTTN trong QHXD đô thị thế giới cận hiện
đại 10
1.2- Khai thác yếu tố tự nhiên trong QHXD Việt Nam 16
1.2.1- Khai thác YTTN trong QHXD đô thị cổ trung đại 16
1.2.2- Khai thác YTTN trong QHXD đô thị cận đại 20
1.2.3- Khai thác YTTN trong QHXD đô thị hiện đại 22
1.2.4- Nội dung khai thác các yếu tố tự nhiên trong quy định
pháp lý về QHXD đô thị 33
1.2.5- Các nghiên cứu liên quan đến khai thác YTTN trong lĩnh
vực kiến trúc và QHXD Việt Nam 41
1.3- Xu h−ớng QHXD đô thị với vấn đề khai thác YTTN 48
1.3.1- Xu h−ớng chung về QHXD trên thế giới 48
1.3.2 – Khía cạnh khai thác YTTN trong Định h−ớng QHXD đô
thị Việt Nam 52
1.4- Cảnh quan học và quy hoạch xây dựng đô thị 55
1.4.1- Lịch sử hình thành phát triển 55
1.4.2- Lý luận cơ bản về cảnh quan 58
1.4.3- ứng dụng cảnh quan học trong QHXD thế giới 71
1.4.4- Cảnh quan học ở Việt Nam 75
1.5- Kết luận chương 1 79
CHƯƠNG II- CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC CỦA KHAI THÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
2.1- Cảnh quan đô thị 82
2.1.1- Khái niệm cảnh quan đô thị 82
2.1.2- Các thành tố và cấu trúc của cảnh quan đô thị 84
2.1.3- Các quy luật vận động của cảnh quan đô thị 88
2.2- Vai trò của yếu tố tự nhiên trong quy hoạch xây dựng đô thị 92
2.2.1- Vai trò của YTTN trong các chức năng của không gian đô
thị 92
2.2.2- Vai trò YTTN trong mô hình cơ cấu không gian đô thị 94
2.2.3- Vai trò YTTN trong bố cục không gian kiến trúcđô thị 96
2.2.4- Vai trò của YTTN trong xây dựng phát triển đô thị 99
2.3- Phân vùng và phân loại cảnh quan tự nhiên Việt Nam phục
vụ QHXD đô thị
2.3.1- Các vùng cảnh quan tự nhiên Việt Nam 100
2.3.2- Các loại cảnh quan tự nhiên Việt Nam 105
2.4- Phương pháp đánh giá cảnh quan 113
2.4.1- Mục đích đánh giá cảnh quan 113
2.4.2- Các hình thức đánh giá 114
2.4.3- Các nội dung đánh giá 115
2.4.4- Công cụ đánh giá cảnh quan 116
2.5- Khai thác YTTN trong Kiến trúc cảnh quan và quy hoạch
cảnh quan
2.5.1- Kiến trúc cảnh quan 117
2.5.2- Đồ án quy hoạch cảnh quan 121
2.6- Kết luận chương II 125
CHƯƠNG III- MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN TRONG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
3.1- Quan điểm, mục tiêu và mô hình cấu trúc đô thị trên cơ sở
khai thác yếu tố tự nhiên
3.1.1- Quan điểm, mục tiêu khai thác yếu tố tự nhiên trong quy
hoạch xây dựng đô thị 127
3.1.2- Mô hình cấu trúc không gian đô thị trên cơ sở khai thác
YTTN 130
3.2- Khai thác yếu tố tự nhiên trong đồ án quy hoạch chung xây
dựng đô thị 134
3.2.1- Đánh giá yếu tố tự nhiên trong đồ án QH chung đô thị 134
3.2.2- Giải pháp chọn đất xây dựng đô thị trên cơ sở khai thác
yếu tố tự nhiên 139
3.2.3- Giải pháp tổ chức cơ cấu quy hoạch trên cơ sở khai thác
yếu tố tự nhiên 141
3.2.4- Giải pháp bố cục kiến trúc đô thị trên cơ sở khai thác yếu
tố tự nhiên 144
3.3- Ví dụ ứng dụng đề tài trong thực tiễn 146
3.3.1- Khai thác yếu tố tự nhiên trong định h−ớng phát triển
không gian thành phố Hà Nội 146
3.3.2- Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch chung xây
dựng Đảo Phú Quốc 155
3.4- Kết luận chương III 166
PHẦN KẾT LUẬN 167
- Kết luận 167
- Kiến nghị 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO 170
PHẦN PHỤ LỤC 173
Phụ lục 1: Vấn đề khai thác yếu tố tự nhiên trong Quy hoạch thành
phố Matscơva 173
Phụ lục 2: Vấn khai thác yếu tố tự nhiên trong thực tiễn quy hoạch và
phát triển thành phố Singapore 184
Phụ lục 3: Đánh giá điều kiện tự nhiên đảo Phú Quốc đối với các
ngành du lịch, nông – lâm – ngư nghiệp theo chuyên ngành cảnh quan học. 191
CHÚ THÍCH : TÀI LIỆU TRÊN GỒM 200 TRANG ( FILE PDF + WORD )
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 231
👁 Lượt xem: 703
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 1655
⬇ Lượt tải: 67
📎 Số trang: 173
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 205
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 16