1. Khái quát về di tích Phựng Nguyên(xem sơ đồ 1)
Vùng đất ngã ba sông thuộc tỉnh Phú Thọ là nơi phát hiện được nhiều văn hoá khảo cổ liên quan đến thời kì dựng nước đầu tiên của dân tộc, trong đó Phựng Nguyên là nền văn hoá quan trọng. Văn hoá Phựng Nguyên mang tên di chỉ khảo cổ học thuộc thôn Phựng Nguyên, xã Kinh Khê, huyện Phong Châu - Phú Thọ. Các di tích thuộc văn hoá Phựng Nguyên phân bố trên một khu vực tương đối rộng ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Tập trung nhiều nhất ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh…
Phần lớn các di tích thuộc văn hoá Phựng Nguyên đều ở vùng trước núi, dưới chân đồi, núi đất, các gò cao, doi đất giữa cánh đồng, ven sông suối vùng trung du.Di tích Phựng Nguyên là di chỉ khảo cổ học quan trọng, được phát hiện vào năm 1959, được khai quật 3 lần với diện tích gần 4000 m2, thu được khối lượng tư liệu đồ sộ gồm 10 vạn mảnh gốm cùng hơn 2000 di vật đá(7.162).
Thập kỉ 60 của thế kỉ XX được coi như thập kỉ phát hiện và nghiên cứu về các di tích văn hoá Phựng Nguyên. Văn hoá Phựng Nguyên được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, song đặc trưng của nú được thể hiện qua 2 loại di vật chủ yếu là đồ đá và đồ gốm.
2. Một số điều về gốm nguyên thuỷ:
2. 1 Việc phân loại các nền sản xuất nguyên thuỷ:
Đối với nền sản xuất hiện đại, người ta thường chia thành hai ngành công nghiệp và nông nghiệp. Với nền sản xuất nguyên thuỷ, trong hàng chục năm chưa có nông nghiệp, công nghiệp chỉ thực sự hình thành thời tư kì tư bản chủ nghĩa.Do đó, nền sản xuất nguyên thuỷ được chia thành: loại kinh tế chiếm đoạt – con người chiếm hữu những sản vật sẵn có là chính (hái lượm, săn, đánh cỏ…) và kinh tế sáng tạo – con người dựa vào hoạt động của mình để tăng gia sản xuất các sản vật, sản phẩm (trồng trọt, chăn nuôi, các ngành nghề thủ cụng…). Theo đó ta có thể hiểu gốm thuộc nhóm thứ 2.
![](/content/resources/images/package021/76da036d649ca7e47299747b700de928/974d6a5642fae1d641243dcc0c4f5771/177701-1/177701-1.001.png)