Mã tài liệu: 129390
Số trang: 6
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
1. “Giao thời là khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời kì này sang thời kì khác, cái mới cái cũ đan xen lẫn nhau, thường có mâu thuẫn xung đột, chưa ổn định.” (3,378). Nói đến tính giao thời trong văn học là đề cập đến những biến chuyển hết sức phức tạp của văn học trong một khoảng thời gian nhất định để đưa nền văn học bước sang một thời kì mới. Giai đoạn này đã diễn ra một quá trình đấu tranh quyết liệt giữa hai nền văn hóa cũ và mới, cuộc đấu tranh đó chưa phân thắng bại. Đây cũng là một giai đoạn hết sức phức tạp, nội dung và hình thức sáng tác cũ, mới đan xen nhau. Nền văn học cũ khắc phục dần những hạn chế, từng bước canh tân. Nền văn học mới vừa phát huy những nhân tố hiện đại vừa kế thừa những thành tựu của nền văn học cũ. Vì vậy, văn học giai đoạn này có một diện mạo đặc biệt, tạo nên những đặc điểm riêng không thể tìm thấy ở các giai đoạn trước và sau đó.
Trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, giai đoạn 1900- 1930 là giai đoạn văn học có tính chất giao thời. Văn học ở thời kì chuyển hóa, tập hợp để chuẩn bị cho nền văn học hiện đại ra đời: “ Văn học của cả giai đoạn 1900 - 1930 có tính chất giao thời. Tính chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau, ở xu thế thắng lợi của nền văn học mới đang tiến tới thay thế nền văn học cũ đang suy yếu dần. Ở giai đoạn giao thời này, nền văn học cũ tuy đã ở trên đà suy tàn nhưng vẫn còn giữ một vị trí đáng kể, vẫn còn một tác dụng tích cực nhất định trong sự phát triển của văn học dân tộc.” (2,29)
Nguyễn Đình Chú cũng đã viết: “Lịch sử văn học, xét cho cùng là lịch sử cách tân văn học” (1,15). Và, theo quan niệm của ông thì có hai mức độ cách tân: Cách tân trong nội bộ một phạm trù văn học và cách tân có ý nghĩa chuyển từ phạm trù văn học này sang phạm trù văn học khác. Sự thay đổi phạm trù văn học là sự cách tân có tính chất đồng bộ, toàn diện về lực lượng sáng tác, về công chúng văn học, về phương diện văn học, về phương thức tồn tại của văn học, về quan niệm nghệ thuật, về đề tài, về ngôn ngữ, về thể loại, thể tài cùng với hệ thống thi pháp. Thực hiện những điều đó không thể trong một thời gian một sớm một chiều mà đòi hỏi phải qua một quá trình khá gay go và phức tạp. Chúng ta có thể xem 30 năm đầu thế kỉ là chặng đường đầu của sự cách tân văn học. Tính giao thời thể hiện rõ nhất trong giai đoạn này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 976
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 173
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 148
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1040
⬇ Lượt tải: 21