Mã tài liệu: 224987
Số trang: 45
Định dạng: rar
Dung lượng file: 228 Kb
Chuyên mục: Văn học
[FONT=Times New Roman]MỤC LỤC
[FONT=Times New Roman]trang
[FONT=Times New Roman]MỞ ĐẦU 2
[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG . 7
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG VÀ NỀN VĂN HỌC PHỤC HƯNG.
[FONT=Times New Roman]1.1 Thời đại phục hưng . 7
[FONT=Times New Roman]1.1.1 Cơ sở lịch sử xã hội của thời đại phục hưng 7
[FONT=Times New Roman]1.1.2 Tư tưởng cơ bản của nền văn hóa phục hưng . 9
[FONT=Times New Roman]1.2 Văn học theo tinh thần phục hưng 13
[FONT=Times New Roman]1.2.1 Điểm mới về nội dung . 13
[FONT=Times New Roman]1.2.2 Cách tân về nghệ thuật 16
[FONT=Times New Roman]1.3 Tiểu kết . 17
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]CHƯƠNG 2 : TINH THẦN PHỤC HƯNG TRONG TÁC PHẨM “MƯỜI NGÀY” CỦA BÔCCACIÔ.
[FONT=Times New Roman]2.1 Và nét về tác giả Bôccaciô . 18
[FONT=Times New Roman]2.2 Tác phẩm “mười ngày” theo tinh thần phục hưng 21
[FONT=Times New Roman]2.2.1 Tư tưởng chống lễ giáo phong kiến và nhà thờ
[FONT=Times New Roman] thiên chúa giáo . 21
[FONT=Times New Roman]2.2.2 Tư tưởng mới của gia cấp thị dân tư sản . 34
[FONT=Times New Roman]2.3 Những sáng tạo nghệ thuật độc đáo cuả Bôccaciô
[FONT=Times New Roman] theo tinh thần phục hưng 39
[FONT=Times New Roman]2.3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện . 39
[FONT=Times New Roman]2.3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 42
[FONT=Times New Roman]2.4 Tiểu kết . 43
[FONT=Times New Roman]KẾT LUẬN . 44 Chú thích 46
[FONT=Times New Roman]Tài liệu tham khảo . 47
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]MỞ ĐẦU
[FONT=Times New Roman]1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
[FONT=Times New Roman]Mỗi thời đại lịch sử có một nền nghệ thuật tương xứng “ Xã hội thế nào thì văn nghệ thế ấy ”. Những biến động trong đời sống kinh tế chính trị thường dẫn đến những biến đổi trong lĩnh vực văn nghệ. Hay nói cách khác mỗi sự kiện lịch sử đều có ý nghĩa mở đầu hay kết thúc cho một giao đoạn phát triển nghệ thuật. Khi đề cập đến nền văn học phục hưng – nền văn học đã góp phần thanh toán thời trung cổ phong kiến – người ta nghỉ ngay đến một nền văn học muôn màu, muôn sắc và nhà văn là những “ người khổng lồ ”( chữ dùng của Ănghen ) đã tạo nên vườn hoa muôn sắc đó. Đây là thời kỳ nền văn học Châu Âu bước vào một trào lưu mới với chủ nghĩa nhân văn làm nền tảng cơ bản. Thời kỳ đó kéo dài trong hai thế kỷ XV-XVI, là một bước ngoặt lịch sử với việc làm sống lại, làm mới lại một nền văn hóa đã bị “ bóng ma thời trung cổ ” nhấn chìm. Ở đó các nhà văn trở nên kiệt xuất : họ đã hòa mình vào mối quan tâm của thời đại, tích cực tham gia vào đấu tranh thực tiển. Người thì dùng lời nói và cây bút, người thì dùng kiếm hoặc cũng có người dùng cả hai cách trên.
[FONT=Times New Roman]Quê hương của phong trào phục hưng là vùng đất Plorăngx trù phú của nước Ý. Sở dĩ phong trào được khởi nguồn từ đây là nhờ lúc bấy giờ Italia đã có nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa. Sự chi phối về mặt tư tưởng của giai cấp tư sản với đời sống đã tạo tiền đề cho các hoạt động văn học nghệ thuật phát triển phong phú. Hơn nữa đây còn là quê hương của nền văn minh La Mã, tại đây còn lưu giử nhiều di sản về kiến trúc, điêu khắc, văn học, triết học tạo điều kiện cho các nghệ sĩ phục hưng dễ dàng học tập nghiên cứu. Việc phục hồi học tập những tinh hoa văn hóa thời cổ xưa trên một tinh thần của thời đại mới đó đối với các nghệ sĩ phục hưng Ý còn có ý nghĩa dân tộc cao độ.
[FONT=Times New Roman]Cùng với những biến đổi to lớn của xã hội do sự tác động của phong trào phục hưng, văn học phục hưng Italia phát triển một cách sôi nổi với nhiều tên tuổi Đantê, Pettracque, Bôccaciô, Castiglione,Tasso, đặc biệt ba nhà văn thiên tài Đantê, Pettracque, Bôccaciô được xem là gạch nối giữa buổi hoàng hôn Trung cổ và buổi bình minh Phục hưng. Nếu Đantê được mệnh danh là người sáng tạo ra thể loại anh hùng ca, thơ tự sự, giáo huấn, Pettracque là người canh tân thơ trữ tình thì Bôccaciô được xem là người có công mở đầu cho nền văn xuôi nghệ thuật Ý. Với tập truyện ngắn “ mười ngày ”bất hủ, Bôccaciô đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học phục hưng. “Mười ngày ”là “ tấn tuồng đời” đầu tiên của văn học Châu Âu thể hiện đầy đủ tinh thần thời đại : trân trọng đề cao con người trái với sự miệt thị kinh rẻ con người trong thời đại trung cổ; đấu tranh cho tự do con người chống lại nền chuyên chế độc tài phong kiến, giáo hội; đồng thời ca ngợi khát vọng của con người mới, quan điểm nhân sinh mới.
[FONT=Times New Roman]Xuất phát từ lòng ham hiểu biết văn học Phương Tây, sự yêu mến đối với thiên tài Bôccaciô và thực tế giảng dạy, học tập của bản thân chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “ tinh thần phục hưng trong tác phẩm “ mười ngày’ của Bôccaciô làm đề tài nghiên cứu luận văn cuối khóa.
[FONT=Times New Roman]2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ :
[FONT=Times New Roman]Cái nôi truyện ngắn trong văn học Châu Âu là nước Italia với nhà văn Bôccaciô ( 1314 – 1375 ) xuất hiện vào đầu thời kỳ phục hưng. Tập truyện “ mười ngày ” của ông hướng đến miêu tả con người trong thế tự do của nó chống lại tất cả những gì ràng buộc, phản lại con người. Cùng với tác phẩm bất hủ này, Bôccaciô đã tiến lên vị trí hàng đầu trong nền văn nghệ phục hưng. Vậy khi lật lại lịch sử nghiên cứu nền văn học phục hưng, sẽ có nhiều công trình, nhiều bài viết về tác giả cũng như tác phẩm “ mười ngày ” nhưng do những hạn chế về mặt ngôn ngữ chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu về việc nghiên cứu về Bôccaciô trên thế giới.
[FONT=Times New Roman]Riêng ở Việt Nam, Bôccaciô chưa được biết đến nhiều và tài liệu nghiên cứu về ông còn hạn chế. Sở dĩ như vậy là vì thời lượng dạy và chương trình học của văn học Phương Tây trong nhà trường còn hạn chế, sự am hiểu về ngôn ngữ Italia ở Việt Nam có hạn nên mới chỉ dừng lại ở việc dịch thuật còn việc đi sâu vào nghiên cứu thực sự còn bị bỏ ngỏ.
[FONT=Times New Roman]Dựa trên một số hiểu biết của bản thân và nguồn tư liệu thu thập được tôi xin trích dẫn một và nhận định xoay quanh vấn đề :
[FONT=Times New Roman]Trong cuốn “ văn học Phương Tây ”do nhiều tác giả biên soạn, nxb giáo dục, 1997, tác giả Lương Duy Trung đã nêu một cách khái quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tập truyện “ mười ngày ”.Theo nhà nghiên cứu Lương Duy Trung tác phẩm đã đạt được một thành công rất lớn, được sự say mê của đọc giả khắp mọi nơi. Bài viết đã nhận định truyện “ Mười ngày toát lên tinh thần ham sống yêu đời, là sự khẳng định nhân sinh quan mới. Nó chống lại quan điểm tôn giáo truyện mười ngày còn dành cho tầng lớp thị dân tư sản, thương dân mới thiện cảm và sự khích lệ rõ rệt ” hay về mặt nghệ thuật tác phẩm được đánh giá là “ tác phẩm văn xuôi xuất sắc nhất của văn học Italia ” [ 2,137 ].
[FONT=Times New Roman]Với tính chất giới thiệu cho cuốn truyện “ mười ngày ” của Bôccaciô, tác giả Hữu Ngọc cũng có nêu lên một vài vấn đề về nội dung của tập truyện như “ mười ngày thuộc chủ đề phản phong, đả kích thói giả đạo đức của những người làm nghề tôn giáo, lên án cái luân lý khắc nghiệt đòi hỏi cuộc sống trần gian với thú vui tự nhiên của nó ” hay “ Mười ngày dậy chất men tư tưởng của giai cấp thị dân tư sản đang bước vào vũ đài chính trị ”[ 1,5 ]
[FONT=Times New Roman]Tác giả Bùi Việt Thắng trong cuốn “ bình luận truyện ngắn ” nhắc đến sự hình thành của thể loại truyện ngắn đã khẳng định vai trò của Bôccaciô – tác giả kiệt tác “mười ngày ”- chính là người mở đường, người đặt nền móng đầu tiên cho nền văn xuôi hiện thực Châu Âu. Ông còn đề cập “ truyện ngắn của Bôccaciô chú ý đến con người trong thế tự do của nó và trong ý thức cá nhân về số phận ” [ 5,8 ]
[FONT=Times New Roman]Có thể nhận thấy nghiên cứu tác phẩm “ mười ngày ” của Bôccaciô còn là một mảnh đất trống. Những nguồn tư liệu ít ỏi song quý báu đó chính là nguồn tư liệu giúp chúng tôi tiếp cận đề tài, hy vọng sẽ giúp người đọc hiểu thêm về tác giả, tác phẩm và giá trị của nền văn học thời đại phục hưng.
[FONT=Times New Roman]3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
[FONT=Times New Roman]Luận văn tập trung nghiên cứu các truyện ngắn kể trong 10 ngày do bảy cô gái và ba chàng trai quý tộc kể. Tác phẩm bao gồm 100 câu chuyện, các truyện kể trong một ngày chịu sự quy định chung về đề tài nên có nhiều truyện tương đối giống nhau. Đó là lý do chính khiến các dịch giả lược qua một số truyện, phiên bản dịch chỉ còn 44 truyện nhưng cũng đủ toát lên đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
[FONT=Times New Roman]4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
[FONT=Times New Roman]Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau :
[FONT=Times New Roman]- Phương pháp thống kê, phân loại ( văn bản dịch )
[FONT=Times New Roman]- Phương pháp phân tích tổng hợp
[FONT=Times New Roman]- Phương pháp so sánh
[FONT=Times New Roman]5. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
[FONT=Times New Roman]Người viết nghiên cứu tập truyện mong muốn đem đến một cái nhìn sâu sắc cụ thể hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Qua đó khẳng định tinh thần nhân văn trong nền văn học đương thời, sự thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn trong tác phẩm “ mười ngày ” của Bôccaciô. Thấy được nghệ thuật độc đáo của tác giả trong việc cách tân nghệ thuật theo tinh thần của thời đại.
[FONT=Times New Roman]6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN :
[FONT=Times New Roman]Lần đầu tiên tiếp xúc với công việc nghiên cứu khoa học người viết muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu tác phẩm “ mười ngày ” theo tinh thần phục hưng. Việc nghiên cứu đề tài giúp người đọc hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về tác giả tác phẩm và thêm yêu mến nền văn học phục hưng – một nền văn học xuất phát trong thời kỳ mang nhiều tư tưởng tiến bộ và bừng bừng khí thế đấu tranh dân tộc.
[FONT=Times New Roman]7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ;
[FONT=Times New Roman]Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn của chúng tôi gồm có hai chương.
[FONT=Times New Roman]Chương 1 : Khái quát về thời đại phục hưng và nền văn học phục hưng.
[FONT=Times New Roman]Chương 2 : Tinh thần phục hưng trong tác phẩm “ mười ngày ”.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 907
⬇ Lượt tải: 40
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 3172
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 786
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 828
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 18