Mã tài liệu: 89455
Số trang: 12
Định dạng: docx
Dung lượng file: 100 Kb
Chuyên mục: Văn học
Theo Arixtôt thì thi pháp là lý luận văn học. Thi pháp là hệ thống các phương thức, phương tiện tạo thành hình thức nghệ thuật của các nhà văn. Phương thức, phương tiện gồm ngôn ngữ, hình thức thể loại, những hình thức miêu tả thế giới và con người.
Theo Averrinxép - một nhà văn Nga: "Thi pháp của văn học giống như ngữ pháp ngôn ngữ. Từ khi có sáng tác văn học thì đã có sáng tác bên trong rồi nhưng sau này người ta mới nghiên cứu thi pháp. Thi pháp chìm sâu trong sáng tác nghệ thuật. Để hiểu văn học sâu sắc, người ta mới khám phá thi pháp.
Thi pháp có ý nghĩa vì các ngành nghệ thuật đều có thi pháp chèo, hội họa, kiến trúc. Theo nghĩa cổ xưa thì "thi" có nghĩa là "nghệ thuật" và thi pháp có nghĩa là các nguyên tắc nghệ thuật. Đến thời muộn hơn "thi" được hiểu là "thi", thi pháp là nghệ thuật thi ca, thơ ca là nghệ thuật tiêu biểu cho văn học. Đặc điểm của văn học là cá biệt, không lặp lại. Các nét riêng của các nhà văn làm thành thi pháp.
Sự thống nhất nét chung và nét riêng về thi pháp tạo nên giá trị văn học. Thi pháp thể hiện bản chất sáng tạo của nghệ thuật vì nó là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, thể hiện sức cảm thụ, tưởng tượng, phát hiện, khám phá đời sống của nhà văn. Nói đến thi pháp là nói đến phương diện nghệ thuật, hình thức của văn học. Thi pháp học đòi hỏi chúng ta phải phát hiện ra sự sáng tạo của nhà văn, sự tưởng tượng của nhà văn nhưng vẫn hướng đến cuộc sống. Thi pháp học ngày nay được hiểu theo quan điểm các nhà học giả Nga như M. Bakhtin, Đ.X. Likhachép: "Thi pháp học là khoa học nghiên cứu hình thức nghệ thuật".
Ở Việt Nam, thi pháp học đã ngày càng bén rễ và thâm nhập ngày càng sâu vào mảnh đất nghiên cứu, phê bình văn học. Thi pháp học đã đáp ứng nhu cầu tự nhiên và hiện đại hóa của nghiên cứu văn học. Bao nhiêu năm nghiên cứu văn học là nghiên cứu nội dung hiện thực khách quan được phản ánh vào văn học, nay thi pháp học mở hướng nghiên cứu phương diện chủ quan, tính chủ thể tính sáng tạo của nhà văn. Một thời gian dài nghiên cứu văn học chỉ tập trung xem xét văn học như một hiện tượng xã hội lịch sử thì nay thi pháp học xem xét như một hiện tượng nghệ thuật thẩm mĩ. Một thời gian dài văn học được xem xét như một hiện tượng nghệ thuật thẩm mĩ. Một thời gian dài văn học được xem xét trong hoạt động cảm thụ, cảm tính nay thi pháp học cố gắng nhìn nhận văn học trên cấp độ khoa học và tính quy luật. Thi pháp học đã góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam, nhưng không bao giờ đối lập văn học với xã hội, văn hóa và đòi sống tinh thần con người.
Kết cấu luận văn là:
Chương I: Những chặng đường nghiên cứu Thi pháp Truyện Kiều
Chương II: Truyện Kiều và văn hóa, văn học Trung Quốc
Chương III: Truyện Kiều và văn hóa văn học Việt Nam
Chương IV: Truyện Kiều, thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du
Chương V: Mô hình tự sự và ngôn ngữ nghệ thuật
Chương VI: Sức sống của Truyện Kiều
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 5207
⬇ Lượt tải: 52
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1075
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem