Mã tài liệu: 88635
Số trang: 9
Định dạng: docx
Dung lượng file: 62 Kb
Chuyên mục: Văn học
Thi pháp học là bộ môn khoa học có nhiệm vụ đặc thù trong lý luận văn học, phê bình văn học và lịch sử văn học. Khi phê bình, phân tích tác phẩm văn học, nó hướng tới khám phá "tính văn học" cấu trúc biểu hiện nghệ thuật trên các cấp độ. Khi nghiên cứu lịch sử văn học, nó hướng tới khám phá sự vận động, tiến hóa của các phương thức, phương tiện và hình thức nghệ thuật. Khi nghiên cứu lý luận văn học, nó tập trong khám phá các cấu trúc thể hiện bản chất của văn học. Thi pháp học sẽ góp phần khắc phục các quan điểm sơ lược về bản chất và đặc trưng văn học, làm giàu thêm cho nghiên cứu phê bình văn học.
Mikhain Mikhailovic Bakhtin là nhà mỹ học và nhà nghiên cứu văn học lỗi lạc bậc nhất của Liên Xô vào thế kỷ XX. Ông đã để lại những trang viết đặc sắc cùng những tư tưởng có tầm quan trọng đối với ngành nghiên cứu văn học hiện đại. Các tác phẩm của ông cho thấy một phạm vi nghiên cứu triết học, mỹ học và lý luận văn học rất rộng, bao gồm những vấn đề về nội dung và hình thức, thi pháp học lịch sử, thi pháp học tác giả, lý luận về tiểu thuyết, lý luận về ngôn từ văn học, lý luận văn bản, lý luận về tác giả…
Trong số các công trình nghiên cứu văn học của Bakhtin thì chuyên luận "Những vấn đề thi pháp Doxtoiepxki" chiếm một vị trí đặc biệt. Nó kết tinh những gì là tinh túy nhất trong phương pháp tư duy của nhà bác học và đem ứng dụng vào việc nghiên cứu một trong các sáng tác phức tạp nhất của văn học Nga. Cuốn sách không hề đơn giản chỉ là công trình tài hoa về một tác giả cổ điển lỗi lạc. Những công trình loại đó khá phổ biến trong ngành nghiên cứu của văn học Nga. Đặc sắc của tác phẩm này là đem lại một cái nhìn mới mẻ không chỉ đối với sáng tác của nhà văn hiện thực kiệt xuất, mà còn đối với văn học nghệ thuật nói chung. Chính vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu ngôn ngữ và thi pháp của Bakhtin trong "Những vấn đề thi pháp của Doxtoiepxki" là rất cần thiết.
Kết cấu luận văn là:
Chương I: Tiểu thuyết đa thanh của Doxtoiepxki và việc lý giải nó trong phê bình văn học
Chương II: Nhân vật và lập trường tác giả đối với nhân vật trong sáng tác của Doxtoiepxki
Chương III: Tư tưởng của Doxtoiepxki
Chương IV: Những đặc điểm về thể loại và về kết cấu
Chương V: Lời văn của Doxtoiepxki
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1417
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 177
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 773
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 5205
⬇ Lượt tải: 52
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 940
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 6804
⬇ Lượt tải: 48
Những tài liệu bạn đã xem