Mã tài liệu: 287784
Số trang: 9
Định dạng: zip
Dung lượng file: 58 Kb
Chuyên mục: Văn học
LỜI MỞ ĐẦU
Với bốn trăm năm chờ đợi cùng với bao nhiêu tình huống khó khăn khốn quẫn Nho giáo đã triển khai trong thực tế với hai mẫu Nhà Nho hành đạo và ẩn dật. Cùng với sự vận động của lịch sử đến thế kỷ XVIII một loại hình văn học thứ ba ra đời: Nhà nho tài tử sự xuất hiện và phát triển của đội ngũ nhà nho tài tử chịu sự quy định của chính những khuynh hướng đối lập nhau trong xã hội. Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ là điển hình cho các nhà nho tài tử. Mỗi nhà nho biểu hiện tài năng của mình trên một phương diện. Nguyễn Công Trứ quả là một nhà nho tài năng có cá tính độc đáo với cái tôi ngông nghênh ngạo nghễ khác người.
Nhà nho tài tử là những nhà nho trải qua một quá trình học tập tu dưỡng dưới “cửa khổng sân đình” như bất cứ một tri thức nào của thời đại mình. Ra đời trong một xã hội Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, nhà nho tài tử bị hấp dẫn bởi một hình tượng chính thống, quan niệm về người “đại trượng phu”. Đại trượng phu hay người “hào kiệt” là loại nhân vật xuất chúng vượt lên trên quần chúng cả về tầm cỡ của trí tuệ, tài năng, lẫn những hoài bão, ước vọng to lớn. Trong một bối cảnh xã hội loạn lạc, đại trượng phu là người tính toán những sự nghiệp lớn.
Nhà nghiên cứu văn học Việt Nam Phan Ngọc Cũng cho rằng, vào giai đoạn văn học thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, “Tư tưởng thị dân đòi hưởng lạc, đòi hỏi hạnh phúc, chống lại thói an bần lạc đạo xuất hiện, và trở thành xu thế chính. Các tài tử ra đời để thay thế các quân tử, các trượng phu, là những người độc chiếm văn đàn trước đây. Các tài tử ấy học đạo thánh hiền, nhưng suy nghĩ theo lối thị dân. Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đều tự xưng là tài tử. Con người tài tử là điển hình mới của thời đại. Con người quân tử bị chế giễu, đạo đức sống khắc kỷ phục lễ bị mạt sát. Một trào lưu tư tưởng mới manh nha trong lòng những chàng trai tài giỏi nhất của thời đại”.
Điểm khác biệt cơ bản giữa những người tài tử với người hành đạo và người ẩn dật là ở chỗ người tài tử coi “tài” và “tình” chứ không phải đạo đức làm nên giá trị của con người. “Đó không chỉ là điểm để phân biệt với người thánh hiền mà cao hơn, là điều khiến họ tự hào”. Người tài tử quan niệm “tài” theo nhiều cách. Có thể đó là tài trị nước, cầm quân (kinh luân), có thể là tài trong học vấn. Nhưng dẫu đã có những tài năng ấy, vẫn nhất thiết phải có thêm tài văn chương “nhả ngọc, phun châu”, rộng hơn nữa là “Cầm kỳ thi họa” – những thứ nghệ thuật tài hoa, và tài năng đó phải gắn với “tình” nữa mới thành người tài tử.
KẾT LUẬN
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 1162
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 687
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 802
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 694
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 3172
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 1202
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 17