Mã tài liệu: 301260
Số trang: 29
Định dạng: rar
Dung lượng file: 117 Kb
Chuyên mục: Văn học
[FONT=Times New Roman]MỤC LỤC
Phần mở đầu
I. Hình ảnh đất nước trong thơ Chế Lan Viên trước “Di cảo thơ”
II. Hình ảnh đất nước trong “Di cảo thơ”
1. Đôi nét về “Di cảo thơ”
2. Nhận thức hoàn toàn mới mẻ về đất nước
3. Đất nước trong những ký ức về chiến tranh
4. Đất nước trong hoà bình
5. Cái nhìn tổng quan về đất nước
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
PHẦN MỞ ĐẦU
Suốt đời mình , Chế Lan Viên đã sống cho đất nước, cho thơ. Suy nghĩ, trăn trở về Tổ quốc là một niềm say mê lớn của Chế Lan Viên. Và ông đã thực hiện một phần không nhỏ những suy nghĩ, trăn trở ấy qua thơ - một niềm say mê lớn khác của đời mình. Từ đây, Chế Lan Viên đã để lại cho chúng ta một di sản lớn : những bài thơ ông viết về đất nước.
Nếu nói rằng nhận thức là một quá trình thì điều đó hoàn toàn đúng đối với hình ảnh đất nước trong thơ Chế Lan Viên. Là một nhà thơ với phong cách suy tưởng, Chế Lan Viên luôn để cho những suy tưởng in dấu ấn đậm nét trong thơ mình. Ông cũng là một người suy tưởng nhiều về đất nước. Đất nước trong quá khứ, hiện tại, tương lai, đất nước với lịch sử, tư thế, vận mệnh luôn là điều khiến Chế Lan Viên băn khoăn, trăn trở. Trải qua quá trình trưởng thành của nhà thơ, đất nước trong cái nhìn luôn mới mẻ cũng có nhiều đổi khác.
Trước cách mạng tháng Tám, trong thơ Chế Lan Viên đất nước chưa được nhận thức một cách rõ ràng. Ông đã đi từ chỗ phiêu lưu trong bộ ba thế giới “Bãi tha ma - cái tôi - Vũ trụ”, “làm bóng ma thời sờ soạng đêm mơ” (Điêu tàn) đến chỗ trở về Cõi ta, leo lên những Đài thơ, Tháp Nghĩ của riêng mình với tham vọng sẽ có một tầm nhìn xa rộng đủ để lí giải tất cả mọi điều (Vàng sao), nhưng cuối cùng “Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá”, bất chấp mọi nỗ lực “gõ nát tay trước của cuộc đời”. Chế Lan Viên biết mình phải đi tìm một điều gì, nhưng chưa tìm ra được, ông vẫn ẩn mình trong một “thung lũng đau thương”.
Nhưng khi cách mạng tháng Tám thành công thì cũng là lúc Chế Lan Viên từ bỏ “Thung lũng đau thương” để đến với những “cánh đồng vui”. Với những định hướng mới, suy tưởng thơ của Chế Lan Viên đã thay đổi. Ông thực sự đã trở về “gặp lại nhân dân”. Thơ ông bắt đầu hướng nhiều về “cái chung”. Và trong những vần thơ viết về “cái chung” ấy, đất nước là một đề tài trung tâm. Trải qua các giai đoạn của đời mình cũng như của lịch sử dân tộc, Chế Lan Viên đã phản ánh đất nước vào thơ mình trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. qua mỗi tập thơ, đất nước mang một bộ mặt mới mẻ. Cho đến những tập “Di cảo thơ”, đất nước đã được nhà thơ nhận thức bằng cái nhìn thực sự chín chắn, nghiêm khắc - cái nhìn trầm tĩnh của một con người đã từng sôi nổi hết mình, cái nhìn giờ đây đã trĩu nặng những suy tư của một nhà thơ đang đua với thời gian để giành lấy từng phút sống. Cái nhìn như vậy chắc hẳn là sâu sắc.
Nhưng, như đã nói, nhận thức là một quá trình. Trước khi có đất nước trong “Di cảo thơ”, Chế Lan Viên đã có đất nước của mình trong nhiều tập thơ trước đó
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1113
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 737
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 7770
⬇ Lượt tải: 24
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16