Mã tài liệu: 644843
Số trang: 7
Định dạng: docx
Dung lượng file: 17 Kb
Chuyên mục: Văn học
Đã từ lâu, văn học và đời sống luôn là hai sợi chỉ song hành, cùng nhau tồn tại trong dòng chảy lịch sử. Với mỗi giai đoạn của hiện thực, văn học là có những phản ánh biểu hiện một cách rõ rệt và có hệ thống các quá trình, những chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của xã hội. Trong thời kì cận – hiện đại, văn học Nhật Bản vẫn điều hoà tiếp nhận nền tư tưởng phương Tây để hiện đại hoá nền văn học quốc ngữ của mình, một trong những tư tưởng tiêu biểu đó là lý thuyết về chủ nghĩa hiện sinh.
Là một cái tên nổi bật trong thế giới văn học của đất nước Phù Tang, Banana Yoshimoto luôn đem đến những tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn và có chiều sâu về tư tưởng. Viết nhiều về những thực trạng của con người đô thị Nhật Bản, trải dài niềm xót thương những con người vô định và bất hạnh, các sáng tác của Yoshimoto luôn chứa đựng chất hiện sinh một cách đậm đặc. Nổi bật nhất cho nét đặc trưng này là thiên truyện “Kitchen” – một cú “bigbang” trong suốt hành trình gắn bó với văn chương của nữ sĩ Nhật Bản Yoshimoto.
Chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng, đối lập lại chủ nghĩa duy lý thống trị trong xã hội Tây phương hiện đại. Chủ nghĩa hiện sinh là từ dùng để nói về nghiên cứu của một nhóm các triết gia cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, những người mà tuy khác nhau về học thuyết nhưng có chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể con người — không chỉ là chủ thể tư duy, mà là cá thể sống, cảm xúc, và hoạt động. Trong chủ nghĩa hiện sinh, xuất phát điểm của cá nhân được đặc tả bởi cái từng được gọi là "thái độ hiện sinh" (the existential attitude), hay một tình trạng mất định hướng và bối rối khi đứng trước một thế giới có vẻ như vô nghĩa và phi lý.
“Kitchen” là truyện ngắn ra đời năm 1987, là dấu son trên chặng dài văn nghiệp của Yoshimoto. Truyện kể về cô gái Sakurai Mikage có niềm yêu thích đặc biệt với những căn bếp. Không may mắn, người thân duy nhất – bà cô vừa mới qua đời, Mikage cô đơn giữa căn phòng lạnh lẽo và được Tanabe Yuichi mời về nhà ở cùng. Tại đây, Tanabe và mẹ (thực chất là người bố chuyển giới) yêu thương và quan tâm hết lòng tới Mikage. Nhưng bi kịch một lần nữa xảy ra khi Eriko, mẹ Tanabe gặp tai nạn và qua đời. Cả Mikage và Yuchi đều thấy căn nhà trở nên quá lạnh lẽo. Cả hai đã bỏ đi để trốn chạy cảm giác đó, và chính cuộc ra đi lần này lại làm thức tỉnh một điều mà chính họ từ xưa đến nay không để ý đến. Mikage và Yuchi thực sự cần cho nhau, cần để tiếp tục vững bước đi tiếp trên con đường đời đầy cô độc và chông gai này.
Một điều dễ dàng nhận thấy ở thiên truyện đầu tay của Yoshimoto là sự ám ảnh đến cùng cực của chủ nghĩa hiện sinh nhưng lại được nữ tính hóa nó bằng một giọng văn hiện đại, trầm ổn và da diết, nửa như thanh thản bình thản, nửa như đau đớn day dứt.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 1296
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 739
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 160
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 18