Cấu trúc đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
(Theo quyết định số 9550 của BGD và đào tạo – Theo chương trình mới).
I. PHần chung(5 điểm):
Câu 1: (2 điểm)
Tái hiện kiến thức về giaai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam:
5 tác giả lớn:
- Nam Cao
- Xuân Diệu
- Hồ Chí Minh
- Tè Hữu
- Nguyễn Tuân
Câu 2: (3 điểm)
Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 600 tõ).
- NGhị luận về một tư tưởng đạo lí
- NGhị luận về một hiện tượng đời sống.
II. Phần riêng (5 diểm)
Chọn mét trong 2 câu
Câu 3: Theo chương trình chuẩn, bao gồm các tác phẩm sau:
- Hai đứa trẻ – Thạch Lam
- Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
- Hạn phúc của mét tang gia - Vò Trọng Phông
- Chí PHèo – Nam Cao
- Đời Thừa - Nam Cao
- Vỹnh Biệt Cửu Trùn Đài- Nguyễn Huy Tưởng
- Vội Vàng – Xuân Diệu
- Đây thôn vĩ Dạ - Hàm Mạc Tử
- Trang Giang – Huy Cận
- Tương Tư- Nguyễn Bính
- Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh.
- Chiều tối – Hồ C hí Minh
- Lai Tân – Hồ Chí Minh
- Tõ Êy – Tè Hữu
- Mét thời đại trong thi ca- Hoài Thanh, Hoài Chân
- Tuyên Ngôn độc lập – Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm VănĐồng.
- Tây Tiến – Quang Dòng
- Việt Bắc – Tè Hữu
- Đát nước – Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor ca – Thanh Thảo
- NGười lái đò sông Đà- Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên co dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ Nhặt – Kim Lân
- Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài.
- Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thanh.
- Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi.
- Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
- Hồn trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vò.
Câu 3 (Chương trình nâng)
Ngoài các tác phẩn trên, còn có thêm các tác phẩm sau:
- Mét người Hà Nội – Nguyễn Khải.
- Tiếng hát con tàu –Chế lan Viên.
I. Phần chung:
Câu 1: Tác giả (5 tác giả lớn)
Nam Cao
Đề 1: Trình bày quan điểm nghệ thuật và sù nghiệp văn học Nam Cao:
Bài làm:
1. Quan điểm nghệ thuật:
Nam Cao là đại diện xuất sắc của phong trào văn học hiện thực phê phán và là nhà văn tiêu biểu nhất của văn học cách mạng thời kì đầu sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật. Có thể nói, chủ nghĩa hiện thực của văn học Việt Nam ra đời từ đầu thế kỷ XX nhưng phải đến Nam Cao mới thật sự tự giác về các nguyên tắc của nã.
Trước Cách mạng, quan điểm nghệ thuật được Nam Cao phát biểu trong các truyện ngắn: Giăng sáng , Đời thừa, Tư cách mõ, Nước mắt trong đó Giăng sáng, Đời thưà, được coi như những tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn. Giăng sáng phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống lầm than, đen tối, bất công, thức văn chương “lãng mạn”- là thứ Tuyê Nam Cao còng nêu lên những vấn đề rất có ý nghĩa đối với quan điểm phản ánh của chủ nghĩa hiện thực. Ông cho rằng hoàn cảnh sống có thể quyết định tính cách con người và nhà văn trong khi khám phá, phản ánh đời sống cần phải có tình thương yêu và tấm lòng nhân đạo: “Người ta chỉ xấu xa Ých kỷ, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường Ých kỉ và nước mắt là miếng kính làm biến hình vũ trụ”.
Sau cách mạng, Đôi mắt trở thành một tuyên ngôn nghệ thuật cho những người cầm bút: Nhà văn chân chính trước hết phải có con mắt nhìn nhận dúng về con người và cuộc đời, từ đó mới có thể nhận chân con đường đúng đắn nhất của văn nghệ sỹ là đứng hẳn về phía nhân dân, hăng hái tham gia kháng chiến, hết lòng phục vụ sự nghiệp cách mạng của nhân dân, đất nước.
2. sự nghiệp văn học:
Nam Cao (1917-1951) tên thật là Trần Hữu Trí, là đại diện xuất sắc của phong trào văn học hiện thực phê phán và là nhà văn tiêu biểu nhất của văn học cách mạng thời kì đầu sau Cách mạng tháng Tám. Ông sáng tác từ năm 1936 nhưng thật sự được khẳng định với tác phẩm Chí Phèo (1941).
Trước cách mạng, Nam Cao sáng tác khoảng 60 tác phẩm, chủ yếu là truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết với hai mảng đề tài và hai hình tượng nhân vật chính là cuộc sống đầy bi kịch, bế tắc của người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. Các tác phẩm văn học của Nam Cao trước cách mạng có những giá trị tư tưởng và nghệ thuật to lớn nhất là giá trị hiện thực và nhân đạo.
ở đề tài người trí thức nghèo, Nam Cao đã thể hiện sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của những người luôn ôm Êp hoài bão cao đẹp về sự nghiệp có Ých cho xã hội, khao khát được phát triển nhân cách, được khẳng định trước cuộc đời và muốn được xã hội thừa nhận nhưng lại bị cuộc đời vùi dập một cách tàn nhẫn, phũ phàng bời „“ cái nợ áo cơm ghì sát đất“. Thông qua đó , Nam Cao đã lên án mạnh mẽ xã hội đen tối đã bóp ghẹt quyền sống của con người, hủy hoại những ước mơ và nhân cách tốt đẹp; đồng thời thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước khát vọng lớn lao và những trăn trở, day dứt đau đớn về những bế tắc tinh thần của đời họ.
Tác phẩm tiêu biểu là các truyện ngắn: Đời thừa, Giăng sáng, Cười, Mua nhà, Nước Mắt, Quên Điều độ. . . và tiểu thuyết Sống mòn.
ở dề tài người nông dân. Nam Cao không chỉ quan tâm đến những con người thấp cổ bé họng dưới đáy của xã hội thường xuyên bị đè nén, áp bức, bóc lột đén cùng cực mà còn đặc biệt chú ý đến quá trình bần cùng hóa đến mức bị lăng nhục và tha hóa nhân cách sâu sắc của những con người vốn rất đồi hiền lành, lương thiện. Qua đó tác giả muốn tố cáo, lên án xã hội đen tối đã hủy diệt con người cả về thể ngxác lẫn tinh thần và nhân cách của họ; đồng thời muốn phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của những người nông dân nghèo khổ, dù cả khi họ đã ở trong tình trạng sa ngã lầm lạc rất nghiêm trọng.
Tác phẩm tiêu biểu ở mảng đề tài này là các truyện ngắn: Chí Phèo, Lão Hạc, Một Đám Cưới, Một bữa no, Mua danh, Tư cách mõ, Dì