Mã tài liệu: 233649
Số trang: 61
Định dạng: doc
Dung lượng file: 436 Kb
Chuyên mục: Văn học
A- PHẦN MỞ ĐẦU
I- Mục đích lý do chọn đề tài:
1- Xuất phát từ quyết định số 25/2006/QĐ – BD&ĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&DT về việc ban hành quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy (Nội dung các điểu khoản ban hành về quy chế thi và kiểm tra học phần )
2- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo: Sự đổi mới phải thực hiện đồng bộ, toàn diện từ đổi mới cách dạy, đổi mới cách học, đổi mới trang thiết bị dạy học, đối mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của Sinh viên trong đó khâu ra đề thi, kiểm tra rất quan trọng.
3- Xuất phát từ văn bản số 12/HD/2008 của trường CĐSP Đăklăk ban hành ngày 2/1/2008 hướng dẫn việc xây dựng ngân hàng đề thi học phần được áp dụng từ năm học 2007-2008 trong đó nhấn mạnh mỗi học phần đều có ngân hàng đề thi là cơ sở dữ liệu cho việc chọn đề thi chính thức theo yêu cầu của việc tổ chức thi học phần.
4- Xuất phát từ thực tiễn dạy học của bản thân: Qua nhiều năm giảng dạy bản thân đã có ý thức hệ thống hóa các đơn vị kiến thức thành các Môđun kiến thức nhằm phục vụ việc ôn tập cho học sinh.
II- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này tập trung nghiên cứu các đơn vị kiến thức của học phần lý luận văn học I (2 đvht) và lý luận văn học II (3 đvht), trên cơ sở đó dự kiến hệ thống câu hỏi tương ứng với các đơn vị kiến thức đó.
III- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào 2 nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sâu đây:
1- Khảo sát toàn bộ nội dung kiến thức của 2 học phần lý luận văn học, tập hợp theo loại hình chủ đề kiến thức, hệ thống và lượng hóa thành những Môđun kiến thức tương ứng.
2- Từ các môđun kiến thức đã được xác lập, tiến hành dự thảo ngân hàng câu hỏi và đáp án trả lời.
IV- Phương pháp nghiên cứu:
Xuất phát từ đặc điểm loại hình đề tài là xây dựng ngân hàng câu hỏi cho đề thi học phần nên đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1- Phương pháp điều tra khảo sát:
Nghiên cứu thật kỹ chương trình,đề cương chi tiết học phần, bài giảng giáo trình để xác lập các đơn vị kiến thức trọng tâm cơ bản. Đây chính là cơ sở để hình thành các chủ đề kiến thức và hệ thống thành các Môđun
2- Phương pháp thống kê phân loại:
Tập hợp và phân loại hệ thống các câu hỏi đã biên soạn thành những loại hình ( phân tích lý thuyết, thực hành ứng dụng) và cấp độ (độ khó, trung bình, dễ) để thuận tiện cho việc tổ hợp thành đề thi.
3- Phương pháp thử nghiệm:
Sau khi dự kiến các câu hỏi theo loại hình và cấp độ, tiến hành thử nghiệm ứng dụng kiểm tra thử một số câu hỏi (Cho SV làm thử) để xác độ giá trị, độ khó và tính khả thi của câu hỏi khi sử dụng để kiểm tra (Tất cả những câu hỏi đó sau này đều loại ra không đưa và ngân hàng để đảm bảo nguyên tắc bí mật). Sau khi thử nghiệm tiến hành điều chỉnh lại trước khi đưa vào ngân hàng đề thi
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 963
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 158
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 963
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 166
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 851
⬇ Lượt tải: 16