Mã tài liệu: 127325
Số trang: 105
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn hóa các dân tộc thiểu số
Người Thái là một trong 54 tộc người đang sống trên lãnh thổ Việt Nam. Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Thái đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa vô cùng đặc sắc, góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú và đa dạng.
Một trong những nét văn hóa khá độc đáo và đặc sắc của người Thái chính là nghề dệt may truyền thống. Đây là nghề thủ công có từ lâu đời và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như văn hóa của người Thái. Điều khá đặc biệt trong nghề thủ công này là người phụ nữ chính là đối tượng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nó. Trong xã hội Thái cổ truyền, kỹ năng dệt thêu được xem là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá phẩm hạnh của người con gái trước khi về nhà chồng. Vai trò của người phụ nữ Thái trong nghề dệt may truyền thống được thể hiện ở: người phụ nữ chính là người thầy, người truyền nghề và dạy con cái biết dệt, biết thêu và đây được coi như là một chương trình giáo dục dân gian bắt buộc đối với các thiếu nữ Thái. Vì thế, họ là những người đã và đang góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống nói riêng, văn hóa tộc người nói chung.
Như vậy, có thể nói rằng người phụ nữ có một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các nghề thủ công truyền thống của người Thái.
Nghề dệt, thêu của người Thái đã được đề cập đến trong một số công trình, bài viết của nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một công trình chuyên luận nào đề cập một cách khá sâu sắc và toàn diện về vấn đề này. Quan tâm đến vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Văn hóa Dân tộc, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tôi đã quyết định chọn đề tài Vai trò của người phụ nữ Thái trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống (Qua nghiên cứu nghề dệt, may ở Noong Bua, thành phố Điện Biên) làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy các nghề thủ công truyền thống nói riêng và văn hóa người Thái nói chung.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Khái quát về người Thái Đen ở Noong Bua, thành phố Điện Biên
Chương 2: Nghề dệt, may của người Thái Đen ở Noong Bua
Chương 3: Vai trò của phụ nữ Thái trong nghề dệt, may truyền thống
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 1143
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 712
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 823
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 1307
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 825
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 815
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 2710
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 1762
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 1010
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 1011
⬇ Lượt tải: 17