Mã tài liệu: 286655
Số trang: 11
Định dạng: zip
Dung lượng file: 103 Kb
Chuyên mục: Ngôn ngữ học
MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1. Hiện tượng chuyển nghĩa từ vựng 1
2. Phương thức chuyển nghĩa từ vựng 3
II. KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NGHĨA TỪ VỰNG TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH - BẢO NINH ( từ trang 187- 212) 4
III. NHẬN XÉT 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Hiện tượng chuyển nghĩa từ vựng
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ không ngừng được củng cố cùng với lịch sử phát triển của loài người. Ngữ nghĩa học là một ngành quan trọng của ngôn ngữ học. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là một hiện tượng vô cùng phong phú và phức tạp. Trong tiếng Việt, hiện tượng chuyển nghĩa cũng đã được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu. Nhiều tác giả như Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Đinh Trọng Lạc, Hữu Đạt,..đã có những công trình nghiên cứu cụ thể về lĩnh vực này. Tuy nhiên cho đến nay thì đây vẫn là vẫn đề còn gây nhiều tranh luận.
Từ đơn hoặc từ phức khi mới xuất hiện đều chỉ có một nghĩa biểu vật. Sau một thời gian sử dụng, chúng có thể có thêm những nghĩa biểu vật mới. Các nghĩa biểu vật mới xuất hiện ngày càng nhiều thì nghĩa biểu niệm của nó càng có khả năng biến đổi. Trong sự chuyển biến ý nghĩa, có khi nghĩa biểu vật đầu tiên còn nữa, chúng ta đã quên đi. Nhưng thường thường thì cả nghĩa đầu tiên và các nghĩa mới đều cùng tồn tại, cùng hoạt động khiến cho những người không chuyên từ nguyên học khó nhận biết hay khó khẳng định nghĩa nào là nghĩa gốc của từ.
Giữa nghĩa đầu tiên với các nghĩa mới có thể diễn ra sự biến đổi theo nghĩa móc xích: nghĩa đầu tiên chuyển sang nghĩa S1, từ S1 chuyển sang S2 chuyển sang S3...Phần lớn các trường hợp của từ chuyển biến nghĩa theo lối toả ra tức là các nghĩa mới khi xuất hiện đều dựa vào nghĩa đầu tiên. Các nghĩa xuất hiện sau vẫn có quan hệ với nghĩa gốc, có khi hơi mờ nhạt hay bị đứt quãng. Lúc này từ vốn là một nhưng đã tách thành hai từ đồng âm.
Như vậy sự chuyển biến ý nghĩa cũng là một phương thức để tạo thêm từ mới bên cạnh các phương thức ghép hoặc láy.
Các từ có nghĩa biểu vật thuộc cùng một phạm vi hoặc có ý nghĩa biểu niệm cùng một cấu trúc thì chuyển biến ý nghĩa theo cùng một hướng giống nhau. Có khi sự chuyển nghĩa theo cùng một hướng của các từ cùng một phạm vi biểu vật bất ngờ, lắt léo nhưng khá thú vị. Cũng như qui luật về sự chi phối của các nét nghĩa trong cấu trức biểu niệm đối với các ý nghĩa biểu vật phát triển quanh nó.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 1177
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 742
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 772
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16