Mã tài liệu: 115852
Số trang: 97
Định dạng: docx
Dung lượng file: 19,579 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
Triều Trần là một vương triều phong kiến tồn tại từ năm 1226 đến năm 1400. Trong khoảng thời gian đó, nhà Trần đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa. Triều Trần cũng được biết đến trong lịch sử dân tộc với nhiều anh hùng dân tộc tiêu biểu như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản… Tuy nhiên những nhân vật lịch sử có đóng góp trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng dưới thời Trần chưa được biết đến nhiều.
Phật giáo dưới thời Trần có vị trí vô cùng quan trọng. Trên nền tảng những thành tựu đã đạt được của Phật giáo thời Lý, Phật giáo nhà Trần phát triển thêm một bước mới, mang màu sắc riêng biệt. Hầu hết các vua nhà Trần đều am hiểu Phật giáo, trong số đó phải kể tới vua Trần Nhân Tông – người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ngoài ra còn có nhiều tôn thất, quý tộc Trần quan tâm đến việc nghiên cứu đạo Phật.
Tuệ Trung Thượng sĩ (1230-1291) không chỉ là một võ tướng dày công giúp nước, một nhà ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược mà còn để lại nhiều dấu ấn trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Tuệ Trung Thượng Sĩ tuy được ít người biết đến nhưng ông chính là một quý tộc tôn thất và là một thiền gia xuất sắc nhất dưới thời Trần. Tuệ Trung Thượng sĩ là người Thầy của Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông và có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ông chính là vị sư tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tuệ Trung Thượng sĩ được vua Trần Thánh Tông (1240 – 1290) tôn làm sư huynh và gọi bằng cái tên cao quý là Thượng sĩ. Những lời dạy thiền ngữ của ông được Trần Nhân Tông cho khắc in để lưu truyền hậu thế. Đây là một tác phẩm mang bản sắc riêng của Phật giáo Việt Nam. Nhiều tư tưởng yên bác của ông đã làm cho nhiều thế hệ phải khâm phục. Ông chính là một nhà Thiền học thông minh sắc sảo và là một ngôi sao sáng trên bầu trời thiền học Việt Nam
khóa luận bao gồm bốn chương:
Chương 1: Khái quát tình hình Đại Việt thế kỷ XIII
Chương 2: Tiểu sử, cuộc đời của Tuệ Trung Thượng sĩ (1230-1291)
Chương 3: Vai trò của Tuệ Trung Thượng sĩ (1230-1291) trong lịch sử dân tộc.
Chương 4: Hệ thống đình, chùa thờ Tuệ Trung Thượng sĩ tại Hà Nội và Quảng Ninh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 981
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 1201
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 768
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 3063
⬇ Lượt tải: 35
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1046
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1280
⬇ Lượt tải: 67
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 18