Mã tài liệu: 115829
Số trang: 95
Định dạng: docx
Dung lượng file: 891 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
Đông Nam Á là một khu vực có lịch sử phát triển lâu dài và trong quá trình phát triển của mình đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Các quốc gia trong khu vực là những đất nước có sự tương đồng trên nhiều lĩnh vực văn hoá - xã hội cũng như trình độ phát triển kinh tế. Chính vì vậy, nhu cầu hợp tác, liên kết các quốc gia trong khu vực luôn được đặt ra ở các thời điểm lịch sử. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang có nhiều biến đổi, xu thế toàn cầu hoá và đa cực hoá thế giới đang diễn ra nhanh chóng, nhu cầu về sự liên kết giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nói chung và giữa từng quốc gia với nhau nói riêng đang trở nên rất cần thiết cho sự phát triển của mỗi quốc gia.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhận thấy rõ lợi ích to lớn trong quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực. Trong thời gian qua, Việt Nam chú trọng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới, nhất là lĩnh vực kinh tế thương mại. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã đề ra đường lối đối ngoại: độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại … Trong mục tiêu phát triển kinh tế Đảng và Nhà nước ta cũng nhấn mạnh thực hiện đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại. Vì thế, quan hệ đối ngoại có điều kiện phát triển.
Việt Nam và Thái Lan cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, hai nước láng giềng dù không liền núi, không liền sông, không chung một đường biên giới. Nhưng có vị trí gần nhau, chỉ cách nước Lào và Campuchia. Hai nước đã có quan hệ lâu đời, trên mọi mặt trong đó có quan hệ thương mại. Trải qua quá trình lịch sử, với nhiều sự thay đổi. Nhìn chung mối quan hệ này chưa có sự phát triển. Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới, mối quan hệ này dần dần được thay đổi. Đặc biệt là từ sau khi Việt Nam ra nhập ASEAN, quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan thực sự đi vào chiều sâu. Vì vậy, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan, chẳng những giúp chúng ta hiểu sâu sắc thêm mối quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan, mà còn hiểu hơn mối quan hệ Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan còn góp phần giúp ta hiểu được tình hình quan hệ Việt Nam và Thái Lan. Những thành tựu, cũng như những hạn chế của mối quan hệ này. Từ đó thấy được vai trò và những tác động của quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan đối với nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, nó cũng phản ánh tình hình quan hệ kinh tế, ngoại giao Việt Nam và Thái Lan trong thời kỳ này. Trên cơ sở đó, góp phần đánh giá khái quát về chính sách, vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vai trò của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam và Thái Lan. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ phát triển kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Thái Lan trong giai đoạn tiếp theo.
Bố cục đề tài khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ năm 1995 trở về trước.
Chương 2: Bước chuyển biến trong quan hệ thương mại Việt nam với Thái Lan từ 1995 đến 2010.
Chương 3: Nhận xét về quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan giai đoạn 1995 – 2010 và một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan trong giai đoạn tiếp theo.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 153
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 784
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16