Mã tài liệu: 128489
Số trang: 7
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
1. Khái niệm Nội đạo hiện được dùng với những hàm nghĩa khác nhau. Nguyễn Đăng Thục trong sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 1) dùng khái niệm Đạo nội hay Trường Đạo nội để chỉ toàn bộ những tín ngưỡng tôn giáo mang nguồn gốc bản địa, như việc thờ phụng Chử Đạo Tổ, Đức Thánh Trần, Liễu Hạnh, tục Lên đồng ... (1). Điều này phân biệt với cách gọi dòng đạo phù thủy thời hậu Lê do Trần Lộc đứng đầu, mà tương truyền đ• được vua Lê Thần Tôn chính tay viết ba chữ "Nội Đạo Tràng" (Trường Nội đạo) để ban tặng. Trong bài viết nhỏ này, tôi muốn thông tin một vài tư liệu liên quan tới tới dòng Nội Đạo của Trần Lộc ra đời từ thời hậu Lê và tồn tại tới nay ở Quảng Xương, Thanh Hóa. Chính cái tên Nội Đạo An Đông mà nay dân chúng vẫn dùng là để chỉ tên x• An Đông, nơi quê hương của dòng Nội Đạo ấy.
2. Có lẽ cái tên Trường Nội Đạo được ghi trong sử sách và truyền tụng trong các huyền thoại và truyền thuyết thì đ• có khá nhiều người biết, mà trước kia Phạm Đình Hổ trong Tang thương ngẫu lục hay sau này Nguyễn Văn Huyên trong Tục thờ cúng thần tiên ở Việt Nam đ• từng đề cập tới (2), tuy nhiên có một nơi, nay là x• Quảng Hải, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, có một ngôi chùa - đền gọi là An Đông Tự thờ ông tổ dòng Nội Đạo và cạnh đó không xa có cả ngôi từ đường dòng họ Trần đều ghi rõ bốn chữ "Nội Đạo Chính Tông", tương truyền do chính Vua Lê đ• có lần về đây ban tặng, thì rất ít người biết đến. Đầu năm nay, tôi có dịp đưa Giáo sư Trần Quốc Vượng tới thăm ngôi chùa và từ đương này, Ông rất ngạc nhiên và thích thú về sự hiện diện của dấu tích dòng Nội Đạo mà một thời đ• nức tiếng.
Từ thành phố Thanh Hóa đến An Đông Từ có thể bằng những con đường khác nhau, như đi theo đường số 1 qua huyện lỵ Quảng Xương khoảng 5 km, rồi rẽ trái theo đường đi qua các x• Quảng Giao, Quảng Đại, Quảng Hải là đến; hay có thể đi theo đường Sầm Sơn đến ng• ba Môi rẽ phải đi thêm 8km nữa là đến x• Quảng Hải, nơi ngôi chùa - đền An Đông tọa lạc. Xưa kia ngôi chùa này gọi là Tuyết Phong, có từ thời Trần. Từ khi có Đạo Nội, nơi đây dùng để hành đạo, nên đổi thành chùa Tường Minh. Do vậy, cả hai tên Tuyết Minh và Tường Minh đều ghi trong kinh sách, Nay gọi là chùa Mậu Xương hay gọi theo tên x• là chùa An Đông.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 793
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem