Mã tài liệu: 89596
Số trang: 38
Định dạng: docx
Dung lượng file: 471 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
Xuất hiện tại lưu vực sông Hoàng Hà từ khoảng thiên niên kỷ thứ III TCN, nền văn minh Trung Quốc là một trong những nền văn minh sớm nhất của nhân loại. Trung Quốc là một nước do một dân tộc chủ thể là dân tộc Hoa (sau gọi là dân tộc Hán) lập nên và tồn tại liên tục lâu dài trong lịch sử. Trên cơ sở kế thừa những di sản văn hóa cổ đại, trên cơ sở những điều kiện kinh tế xã hội mới và sự giao lưu văn hóa với bên ngoài, nhân dân Trung Quốc đã sáng tạo ra những thành tựu văn hóa vô cùng rực rỡ so với thế giới đương thời, trong đó nổi bật nhất là các mặt tư tưởng, văn học, sử học, nghệ thuật và một số lĩnh vực khoa học – kĩ thuật. Suốt 5000 năm tồn tại và phát triển, văn minh Trung Quốc không chỉ có ảnh hưởng sâu đậm đến các dân tộc châu Á mà còn có những đóng góp lớn vào tiến trình phát triển của văn minh loài người.
Để hiểu được cơ sở nào đưa đến những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc cũng như những thành tựu rực rỡ của nền văn minh này, chúng ta cần phải hiểu khái niệm văn minh là gì?
Văn minh là danh từ gốc Hán. Theo Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh thì Văn có nghĩa là dáng dấp bề ngoài và thường được hiểu là đẹp đẽ, tốt lành trái với nghĩa mộc mạc thô kệch; minh là sáng sủa, trong sáng, rõ ràng. Văn minh là cái tia đạo đức phát hiện ra ở trong chính trị, pháp luật, học thuật, điển chương…Cũng với cách giải thích tương tự, Hán Việt tự điển của Thiều Chửu viết rằng: văn minh là cái dấu vết do đạo đức, lễ nhạc, giáo hóa mà có vẻ đẹp rõ rệt, trái với dã man.
Nhưng văn minh là dịch từ ngôn ngữ phương Tây. Chữ văn minh trong tiếng Pháp là civilisation, trong tiếng Anh là civilization, còn có nghĩa là hoạt động khai hóa làm thoát khỏi trạng thái nguyên thuỷ. Từ văn minh được dùng rộng rãi từ thế kỷ XVIII, tức thế kỷ Ánh sáng. Trong bộ Tự điển Bách khoa, do Diderot chủ biên từ “civilisation” được giải thích là sự tiến hóa của nhân loại từ trạng thái dã man hay bán khai sang trạng thái khai hóa. Các nhà Triết học Ánh sáng tiếp tục phát triển khái niệm văn minh. Nói chung họ gọi là văn minh một xã hội dựa trên cơ sở của lí trí và công bằng.
Kết cấu đề tài:
I. Điều kiện hình thành nền văn minh Trung Quốc
II. Thành tựu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 8225
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 699
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 745
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 771
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 824
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 5107
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem