Mã tài liệu: 128415
Số trang: 11
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đ• chứng kiến nhiều sự kiện đặc biệt trong đời sống quốc tế. Sự thống trị của phương Tây trong nhiều lĩnh vực bắt đầu suy giảm, nhường chỗ cho sự phát triển trên nhiều lĩnh vực của các nước phi phương Tây khác trên thế giới, đặc biệt là từ các quốc gia ở châu á. Mối liên kết giữa các quốc gia hình như dựa trên một nền tảng mới, có những quốc gia trước đây là cừu thù nay lại liên kết với nhau hoặc ngược lại. Những tranh chấp về sắc tộc, tôn giáo, phong trào tôn giáo cực đoan, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa dân tộc quá khích, sự chênh lệch giàu nghèo…đang là vấn đề làm thế giới loài người lo lắng. Hậu quả của chúng thật ghê gớm ở nhiều nơi trên thế giới và ảnh hưởng hầu như đến mọi quốc gia.
Sự xụp đổ của chủ nghĩa x• hội ở Liên Xô và Đông Âu (1991), sự kết thúc của cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài trong suốt nửa sau của thế kỷ XX, đ• ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình chính trị và sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Cục diện hai siêu cường đứng đầu hai hệ ý thức tư tưởng khác nhau đối trọng với nhau đ• không còn. Thế giới chỉ còn lại một siêu cường duy nhất là Mỹ. Vậy lịch sử sẽ đi về đâu? thế giới sẽ đi về đâu? thế giới sẽ lâm vào tình trạng vô trật tự và hỗn loạn chăng?
Học giả Maridon đ• đưa ra nhận định: “…thế giới đang bị nổ tung. Có thể có ba con đường tiến hoá. Con đường thứ nhất là con đường hài hoà thông qua sự truyền bá các giá trị của phương Tây, con đường này xem ra ít có khả năng nhất. Con đường thứ hai là con đường đụng độ giữa các thế giới, mỗi thế giới sẽ có nguyên tắc, luật lệ, logich, hoạt động của nó và khó mà thiết lập sự giao lưu giữa chúng với nhau: lúc đó hai điều phải chọn là chiến tranh hoặc sự thờ ơ. Còn lại triển vọng thứ ba: triển vọng về một thế giới biết điều hoà các lợi ích tập thể và các tính đồng nhất đặc thù. Thế giới này là khó thực hiện nhất, cũng là đầy tham vọng nhất.
Cùng chia sẻ quan điểm thứ 2 với Maridon Tuareno, Samuel Huntinton trong cuốn sách Sự va chạm của các nền văn minh thế giới cũng cho rằng: “…tình trạng đối đich giữa các siêu cường sẽ được thay thế bằng sự va chạm của các nền văn minh”; “…được khích lệ bởi hiện đại hoá, nền chính trị toàn cầu đang được tái định hình trên cơ sở các dòng văn hoá. Các dân tộc và các quốc gia có các nền văn hoá tương đồng thì nhóm lại với nhau. Các dân tộc và quốc gia có nền văn hoá khác nhau thì tách nhau ra. Những mối liên kết được xác lập theo hệ tư tưởng và các mối quan hệ siêu cường quốc đang nhường chỗ cho những mối liên kết dựa trên cơ sở văn hoá và văn minh. Các ranh giới chính trị cũng được định hình lại để phù hợp với các ranh giói về văn hoá như dân tộc, tôn giáo và nền văn minh. Các cộng đồng văn hoá đang dần dần thay thế các khối liên kết trong thời kỳ chiến tranh lạnh, và các phân giới sai lệch giữa các nền văn minh đang trở thành lý do chính của các cuộc xung đột trong chính trị học toàn cầu”.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 770
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 2029
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 698
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1962
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 1884
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 554
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 744
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 722
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 824
⬇ Lượt tải: 16