Mã tài liệu: 129634
Số trang: 241
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Cuốn sách này được ra mắt trong tập “Lịch sử Thế giới” xuất bản ở Pari tại nhà xuất bản E. đơ Bôca, dưới sự giám sát của Giáo sư E. Cavainhắc. Đó là tập bổ sung cho cuốn “Các triều đại và lịch sử Ấn Độ từ Canitxơkha đến thời kỳ xâm lược của người Hồi”(Tập VI) của L.đờ Lu Valê Putxanh xuất bản năm 1935. Trong cuốn đó vấn đề này đã được nêu lên trong một số bị chú chủ yếu và những thư mục (Phụ lục 2: Hàng hải và sự xâm chiếm thuộc điạ, trang 291-297). Đáng lẽ tôi cũng nên theo một phương pháp và một bút pháp như ông Putxanh, nghĩa là cung cấp cho bạn đọc một tấm phích kèm theo lời nhận xét và khi có thể được cho vài nhận định khái quát. Việc nghiên cứu lịch sử Đông Dương và vùng quần đảo còn rất mới so với việc nghiên cứu lịch sử Ấn Độ, cho nên việc viết thành một câu chuyện liên tục và chặt chẽ về những sự kiện chưa được biết thật đầy đủ thì có thể còn quá sớm. Tuy nhiên tôi cũng phải làm vì ý định của tôi nhằm trình bày một cách tổng hợp các yếu tố khác nhau tác động lẫn nhau như thế nào hơn là trình bày lịch sử với tất cả những chi tiết của nó.
Vùng địa lý ở đây được gọi là “ngoại Ấn” gồm vùng quần đảo (trừ Philippin), Đông Dương hay Ấn Độ bên ngoài Sông Hằng với bán đảo Mã Lai và Miến Điện (trừ xứ Átxam là mảnh đất kéo dài của Ấn Độ và Bănggalơ, trừ Bắc kỳ và Bắc trung kỳ Việt Nam là những vùng mà lịch sử đã phát triển ngoài ảnh hưởng của Ấn Độ).
Những tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý của vùng trên tạo cho nó một địa vị có tầm quan trọng hàng đầu. Vào thời kỳ đầu công nguyên sau khi là “xứ vàng” của những nhà hàng hải Ấn Độ, Đông Dương và nhất là vùng quần đảo, vài thế kỉ sau, vùng này trở thành xứ hương liệu, long não và gỗ thơm (hương mộc) đối với người Ả Rập và người Âu châu trước khi trở thành một trong những nơi sản xuất cao su, thiếc và dầu hỏa quan trọng nhất. Mặt khác, do vị trí vùng quần đảo và các đảo Xông đơ là bến đỗ bắt buộc đối với các nhà hàng hải đi từ phương Tây và Ấn Độ sang Trung Quốc hay nguợc lại, nên nó có tầm quan trọng đối với việc buôn bán bằng đường biển.
Về mặt văn hóa, ngoại Ấn hiện nay có đặc điểm về những vết tích ít hay nhiều sâu sắc về sự Ấn Độ hóa trước kia: sự quan trọng của yếu tố chữ Phạn trong từ vựng các thứ ngôn ngữ ở vùng này, gốc Ấn Độ của những chữ cái trước đây hoặc hiện nay vẫn dùng, ảnh hưởng của luật pháp và tổ chức hành chính của Ấn Độ, sự lưu truyền một vài truyền thuyết Bàlamôn ngay trong những nước đã cải giáo theo đạo Hồi hay đạo Phật Xâylan, sự có mặt của một số công trình kiến trúc có liên quan về mặt kiến trúc và điêu khắc đối với nền mỹ thuật Ấn Độ và có mang các bút tích bằng chữ Phạn.
Kết cấu:
Chương I:Xứ sở và dân cư
Chương II:Sự Ấn Độ hoá
Chương III:Những vương quốc Ấn Độ đầu tiên
Chương IV:Sự Ấn Độ hóa lần thứ hai ở Đông Dương
và quần đảo Nam Dương (Giữa thế kỉ IV đến giữa thế kỉ VI)
Chương V:Sự chia cắt Phù Nam (Giữa thế kỉ VI đến cuối thế kỉ VII)
Chương VI: Sự phát triển của nước Srivijaya; sự tấn công nước Cămpuchia và sự xuất hiện triều Xailăngdra ở Giava(Từ cuối thế kỉ VII đến đầu thế kỉ IX)
Chương VII:Sự thiết lập vương quyền ĂngkoDòng Xai lang đra ở Xumatra(Ba phần tư đầu thế kỷ IX)
Chương VIII:Sự thịnh vượng của vương quyền ăngko và của nước Srivijaya(Cuối thế kỷ IX đến thế kỷ XV)
Chương IX:Ba ông vua lớn:Suryavarman I ở Cămpuchia, Erlangga ở Giava, Anoratha ở Mianma
(Ba phần tư đầu thế kỷ XI )
Chương X:Triều đại Mahiđarapuyra ở Cămpuchia, triều đại Miến Điện ở Pagăng và vương quốc Giava ở Cađiri(cuối thế kỷ XI và ba phần tư đầu thế kỷ XII)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1962
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 312
👁 Lượt xem: 710
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16