Mã tài liệu: 286876
Số trang: 11
Định dạng: zip
Dung lượng file: 77 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
LỜI NÓI ĐẦU
Khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ XV(1418-11427) là một sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập của dân tộc ta. Trong cuộc khởi nghĩa đó, dưới hai vị lãnh tụ tối cao là Lê Lợi và Nguyễn Trãi, còn có những nhà quân sự có tài như Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Lê Văn Linh … Mỗi người đều có những cống hiến xứng đáng mà đến ngày nay sử sách nước ta vẫn chưa đánh giá hết được.
Riêng Trần Nguyên Hãn, là một tướng có tài, có nhiều đóng góp quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, được phong chức “Tả tướng quốc”, và ban quốc tính. Trần Nguyên Hãn là tướng đứng đầu về ban võ trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và trong thời gian đầu triều Lê Thái Tổ. Nhưng vì sau cuộc khởi nghĩa chống Minh, Ông bị Lê Thái Tổ nghi can và giết hại, vì vậy mà công lao của Ông đối với khởi nghĩa Lam Sơn không được ghi chép đầy đủ.
Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn là anh em họ với nhau, cùng nhau tham gia và đóng vai trò quan trọng trong khởi nghĩa Lam Sơn. Nguyễn Trãi, là một nhân vật vĩ đại tromg lịch sử dân tộc, vì vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về khía cạnh, lĩnh vực liên quan đến Nguyễn Trãi. Còn Trần Nguyên Hãn, tuy cũng là một “khai quốc công thần” của triều Lê, là một người chí thân với Nguyễn Trãi, có những cống hiến to lớn cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lại chưa được đánh giá đúng mức. Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài về Trần Nguyên Hãn để làm báo cáo khoa học của mình, trước hết là để hiểu thêm về khởi nghĩa Lam Sơn, về cuộc đời của một anh hùng dân tộc trong cuộc khởi nghĩa đó; Hơn nữa, là những người con của quê hương Ông, bản thân chúng tôi càng cảm thấy có trách nhiệm và lòng tự hào nghiên cứu, tìm hiểu về một vị anh hùng dân tộc, một “danh nhân văn hoá” của tỉnh nhà, con người đã có công lao to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thế kỉ XV.
Chỉ sau khi vua NhânTông, năm Diên Ninh thứ hai (1456) nhân đại xá “biểu dương người có công lao cũ “(Lê Quý Đôn) đã khôi phục lại danh dự và khẳng định công lao của Trần Nguyên Hãn với khởi nghĩa Lam Sơn. Chính sử của ta như Đại Việt Sử Kí Toàn Thư và những sách sử triều Lê sau đó: Đại Việt Thông Sử – Lê Quý Đôn, Đại Việt Sử Kí Tổng Vịnh của Lê Tung , Việt Sử Yếu của Lê Tung …đã khôi phục và khẳng định những công lao to lớn của ông với khởi nghĩa Lam Sơn.
BỐ CỤC
I. Trần Nguyên Hãn và những xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XV.
II.Trần Nguyên Hãn và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427).
III. Trần Nguyên Hãn và vấn đề thời hậu chiến.
I. Trần Nguyên Hãn và những xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XV
Giữa lúc đất nước đang trải qua những biến động sâu sắc, nhà Trần suy yếu và sụp đổ, nhà Hồ mới thành lập đang gặp nhiều khó khăn thì nhà Minh đã lợi dụng thời cơ tiến hành xâm lược nước ta.
Nhà Minh là một triều đại phong kiến hùng mạnh của Trung Quốc do Chu Nguyên Chương thành lập năm 1368 ttrên cơ sở phong trào nông dân Trung Quốc lật đổ ách thống trị của nhà Nguyên. Đến thơì Minh Thành Tổ (1402-1424) nhà Minh đạt đến giai đoạn cường thịnh nhất và đồng thời có khuynh hướng bành trướng thế lực ra bên ngoài. Sau thời gian thăm dò và chuẩn bị, tháng 11 năm 1406, nhà Minh phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
Các phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã diễn ra theo ba xu hướng chính:
1. Các cuộc khởi nghĩa của dân binh, thổ hào ở các địa phương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 796
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 5161
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 814
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 725
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 2687
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 1273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1553
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1023
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem