Mã tài liệu: 128629
Số trang: 12
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Vào nửa sau thế kỷ XIV, xã hội Đại Việt rơi vào một cuộc khủng hoảng to lớn: sản xuất đình đốn, đói kém thường xuyên xảy ra làm cho nhân dân bần cùng. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, nguy cơ xâm lược phương Bắc (nhà Minh) đe dọa. Và quân Minh với cớ “phù Trần diệt Hồ” đã xâm lược Đại Việt thiết lập nền đô hộ trên đất nước ta.
Cùng với việc đàn áp đẫm máu những cuộc đấu tranh của nhân dân ta, nhà Minh thực hiện chính sách bóc lột tàn ác. Thâm độc hơn chúng tiến hành âm mưu hủy diệt nền văn hóa dân tộc. Chúng đã thiêu hủy cướp sách vở của người nước ta biên soạn đem về Trung Quốc. Vua Minh ra lệnh “một mảnh giấy, một nửa chữ cũng không được để lại”. Nhiều công trình văn hóa của nước ta bị thiêu hủy hay cướp về nước Trung Hoa, trong đó có Hình Thư, Luật Thư của thời Lý, Trần, bộ Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, Binh gia yếu lược của Trần Quốc Tuấn…Trong 20 năm đô hộ nước ta, quân Minh không thể nào đàn áp cuộc đấu tranh mạnh mẽ giành độc lập của nhân dân ta, chúng cũng không thể nào tiêu hủy được nèn văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của người Việt và áp đặt, cưỡng bức nhân dân ta theo lối sống phương Bắc. Do đó, văn hóa dân tộc vẫn được bảo tồn.
Cuộc kháng chiến chống ‘Minh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi – Nguyễn Trãi sau 10 năm (1418-1428) trường kỳ, gian khổ đã giành đuợc thắng lợi. Ngày 28 tháng 4 năm 1428 (năm Mậu Thân), Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ) lập ra triều Lê (Hậu Lê) đặt quốc hiêu là Đại Việt.
Về danh nghĩa triều Lê tồn tại 361 năm (1428-1789) nhưng được chia ra làm hai thời kỳ: thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng. Thời Lê Sơ được tính từ khi Lê Lợi lên ngôi đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi (1428-1527) là thời thịnh trị mà đỉnh cao là triều đại Lê Thánh Tông. Đây là thời kỳ mà sử học phát triển. Từ sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi, trải qua cuộc nội chiến Nam Bắc triều, kéo dài gần 50 năm mới chấm dứt (1592) nhà Lê Trung Hưng lại rơi vào tình trạng chia cắt đất nước với Đàng Trong và Đàng Ngoài và gây ra cuộc chiến tranh trong mấy mươi năm; xã hội rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Ngay buổi đầu mở mang triều đại, nhà Lê đã thành lập Viện Quốc sử để ghi chép những trang sử hào hùng của dân tộc trong công cuộc chống ngoại xâm. Triều đình đặt ra các chức Tu soạn, tu sử, Đổng tu sử để tập hợp những người học rộng chăm lo việc chép sử. Ở viện Quốc sử dần dần xuất hiện nhiều nhà sử học tài năng, còn để lại nhiều công trình lịch sử quý giá.
Kết cấu đề tài:
Câu 1: Trình bày bối cảnh lịch sử và những thành tựu chính của sử học thời Lê?
Câu 2: Qua một số tác phẩm lịch sử, anh (chị) hãy làm rõ những đóng góp của Phan Bội Châu trên lĩnh vực sử học.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 1357
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem