Mã tài liệu: 117748
Số trang: 24
Định dạng: docx
Dung lượng file: 187 Kb
Chuyên mục: Đông phương học
Ấn Độ là quốc gia nằm ở Nam Á với lãnh thổ rộng lớn, hai bên giáp biển, cạnh phía Bắc nối với châu Á, nhưng lại ngăn cách bởi dãy núi cao nhất thế giới - dãy Himalaya, nên còn được gọi là Tiểu lục địa Nam Á. Diện tích Ấn Độ hơn 3 triệu km2, dân số đứng thứ hai thế giới.
Ấn Độ là đất nước của những tương phản về địa hình, khí hậu, chủng tộc, ngôn ngữ đồng thời là một quốc gia thống nhất trong đa dạng. Phía Nam dãy núi Hinmalaya quanh năm tuyết phủ là sa mạc Thar cháy bỏng, giáp với miền Bengal mưa nhiều nhưng rất phì nhiêu và dân cư đông đúc là cao nguyên Dekkan đất rộng người thưa, khô cằn sỏi đá. Trong lịch sử có thời điểm Ấn Độ bị chia xẻ thành 600 tiểu quốc khác nhau với hàng nghìn phương ngữ và thổ ngữ, cùng những khác biệt về tôn giáo. Tuy nhiên, trong suốt quá trình chiều dài lịch sử, Ấn Độ là một chỉnh thể thống nhất. Chất keo kết dính ở đây chính là nền văn hoá Ấn Độ được thể hiện qua các truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc cũng như đời sống tâm linh, phong tục tập quán, kinh sách và sử thi. Ấn Độ còn là quê hương của nhiều tôn giáo lớn, những tư tưởng triết học ra đời sớm và đạt được nhiều thành tựu. Max Muller học giả, nhà phương đông học nổi tiếng đã nói “Nếu chúng ta phải tìm trên toàn thế giới một nước được trời phú nhiều nhất về của cải, sức mạnh và vẻ đẹp thiên nhiên-trên một số điểm có thể coi là thiên đường trên mặt đất - thì tôi chỉ ngay vào Ấn Độ. Nếu tôi được hỏi dưới bầu trời nào trí óc con người đã phát triển một cách đầy đủ nhất những năng khiếu hoàn hảo nhất của mình, đã suy tư sâu sắc nhất về những vấn đề lớn nhất của cuộc sống, và đã tìm ra lời giải của một vài vấn đề trên…thì tôi sẽ chỉ vào Ấn Độ” [5; 180,181]
Muốn hiểu được lịch sử Ấn Độ đều cần tìm hiểu và nghiên cứu các thư tịch cổ đặc biệt là bộ luật Manu vì đây được coi là cuốn từ điển bách khoa về các kiến thức chung, về mọi mặt trong đời sống Ấn Độ cổ đại. Trên thế giới, luật Manu đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau để nghiên cứu. Không giống với nhiều bộ luật cổ khác trên thế giới, Manu không đơn thuần là việc đưa ra các quy định, quy tắc, hình phạt nghiêm khắc mà còn là một tác phẩm Hindu giáo mang đầy tính nhân văn, khoa học thậm chí là cả sự tiến bộ đi trước thời đại. Giá trị của luật Manu không chỉ có ý nghĩa ở thời đại của nó mà còn có tầm ảnh hưởng tới nhiều bộ luật khác sau này ở Ấn Độ.
Một trong những nội dung quan trọng trong bộ luật Manu đó là chế độ đẳng cấp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về chế độ đẳng cấp ở Việt Nam thông qua tìm hiểu bộ luật Manu còn thiếu tính hệ thống và đầy đủ. Chế độ đẳng cấp Ấn Độ thường được khai thác thông qua việc nghiên cứu dựa trên nhiều cơ sở, ngoài luật Manu còn có tôn giáo, chính trị, xã hội..vv. Đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ thông qua bộ luật Manu.
Kết cấu đề tài:
Chương I:Khái quát về bộ luật MANU
Chương II:Chế độ đẳng cấp ấn độ cổ đại qua luật MANU
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 697
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 2334
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 979
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 3904
⬇ Lượt tải: 23