Mã tài liệu: 130043
Số trang: 88
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Đông phương học
Đất nước Việt Nam ngày nay là một dải bán đảo chạy dài theo bờ cong khúc khuỷu từ Bắc xuống Nam - uốn mình ven biển Đông. Phía Tây và phía Bắc gồm những vùng biên giới núi non trùng điệp, phía Đông và Tây Nam sóng vỗ quanh năm... Ngay từ thiên kỷ trước công nguyên, trước cả khi có nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, vùng lãnh thổ này đã là nơi gặp gỡ giữa các luồng di dân từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, từ lục địa ra hải đảo và ngược lại. Vì vậy mà nơi đây đã diễn ra sự một sự giao thoa văn hoá và tộc người rất phức tạp. Câu ca dao xưa của người Việt:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
đã soi tỏ dấu ấn về sự giao thoa này trong buổi bình minh của lịch sử. Và trên nền cảnh ấy, đất nước ta ngày nay là nơi phân bố của gần 60 dân tộc anh em – bao gồm trên 170 nhóm địa phương. Tất cả có chung một cách mưu sinh là làm nông nghiệp trồng lúa và chung một huyền thoại về “Quả bầu mẹ” hay “Bọc trăm trứng”. Mỗi dân tộc đều mang trong mình những bản sắc văn hoá, những hình thái kinh tế riêng hoà vào nhau để tạo thành khối thống nhất. Dân tộc Si La với số dân dưới 1000 người, cũng có những đặc trưng, bản sắc nhất định và với nền văn hoá đó họ đã làm phong phú thêm nền văn hoá dân tộc. Hơn nữa, là một cộng đồng dân cư quá ít người lại mang trong mình nhiều giai thoại huyền bí, việc tìm hiểu về người Si La là điều rất đáng quan tâm. Nhất là hiện nay, xu hướng hoà đồng giữa các nhóm dân tộc quá ít người với những nhóm tương đối đông hơn ở xung quanh.
Vấn đề dân tộc thiểu số là vấn đề được Đảng và nhà nước rất quan tâm. Bởi trong khi cuộc sống của nhân dân vùng đồng bằng, ven biển hiện nay đã có những bước chuyển lớn, đời sống được cải thiện với mức thu nhập cao thì đồng bào thiểu số còn rất khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chính vì thế nghiên cứu về các tộc người để tìm ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao mức sống, phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số có thể tiến kịp với miền xuôi được các cấp lãnh đạo cũng như các nhà sử học, dân tộc học… quan tâm.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Một vài nét về điều kiện tự nhiên – xã hội của bản Nậm Sin, huyện Mường Nhé
Chương 2: Những hoạt động kinh tế chính của người Si La ở bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé
Chương 3: Những nét cơ bản về đời sống xã hội của người Si La ở bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 722
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 979
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1344
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 3904
⬇ Lượt tải: 23
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 17