Mã tài liệu: 287553
Số trang: 19
Định dạng: zip
Dung lượng file: 216 Kb
Chuyên mục: Văn hóa nghệ thuật
GIỚI THIỆU
Cái đẹp là một phạm trù cơ bản, trung tâm của mỹ học. Nó không chỉ là thước đo hoạt động của con người mà còn là cái chuẩn để chỉ phẩm chất con ngưòi. C.Mác viết: “Súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo và nhu cầu giống loài của nó, còn con người thì có thể áp dụng thước đo thích dụng cho mọi đối tượng, do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp”. Như vậy, cái đẹp gắn bó với bản chất sáng tạo của con người, gắn với quá trình hoàn thiện, hoàn mỹ của con người, gắn với sự tự sản sinh ra chính con người.
Xét về mặt lịch sử, từ xưa đến nay, quan niệm về cái đẹp được các nhà mỹ học bàn luận rất nhiều, song chưa đi đến một quan điểm thống nhất. Các nhà mỹ học đã xuất phát từ những cơ sở triết học khác nhau để định nghĩa về cái đẹp. Đó là quan điểm duy vật hay duy tâm, trong đó còn thể hiện rõ quan điểm duy vật biện chứng hay duy vật máy móc, duy tâm chủ quan hay duy tâm khách quan.
Nếu như các nhà mỹ học Hy Lạp cổ đại giải thích cái đẹp trên quan điểm vũ trụ luận, nghĩa là dựa vào những đặc tính tự nhiên của sự vật để vạch ra những thuộc tính và những phẩm chất của cái đẹp thì các nhà mỹ học thời Trung cổ phong kiến lại kéo cái đẹp lên chín tầng mây. Xuất phát từ triết học khắc kỷ giả dối, từ sự phân chia thế giới thành cõi trần, cõi khổ, cõi tiên- cõi phật, họ cho rằng cuộc đời không có cái đẹp. Từ đó, họ khuyên con người sớm tối cầu kinh sám hối, rũ sạch bụi trần để khi chết đi sẽ được về nơi cực lạc. Đến thời Phục hưng, con người đi tìm lại giá trị thực chất của cái đẹp- cái đẹp gắn liền với cuộc sống thực tế. Đến thế kỉ XVII, cái đẹp gắn liền với việc đề cao nghĩa vụ quốc gia nhưng khát vọng chân thành của con người vẫn không thể bị vùi lấp.
Qua gần một thế kỷ hòa hoãn, giai cấp tư sản sau khi đã tích luỹ được đầy đủ lực lượng liền quyết định làm cuộc cách mạng lật nhào ngôi vua giành quyền thống trị. Xuất phát từ cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến chuyên chế, các nhà mỹ học Khai sáng cũng tìm cách đối lập lại các quan niệm về cái đẹp của thời Cổ Đại. Nếu các nhà mỹ học Cổ Đại không dám công khai thừa nhận cái đẹp của tự nhiên thì các nhà mỹ học Khai sáng lại cho rằng vẻ đẹp trong sáng đầy hòa điệu, hồn nhiên là vẻ đẹp lý tưởng của con người. Điđơrô viết: “Chỉ những cái đẹp nào dựa trên sự liên hệ với những tạo vật của thiên nhiên thì mới sống lâu”. Tuy vậy, họ vẫn chưa chỉ ra được bản chất duy nhất của cái đẹp ngay trong các hình thái biểu hiện đa dạng của nó.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 705
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 778
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 885
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1033
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 16