Mã tài liệu: 269931
Số trang: 83
Định dạng: zip
Dung lượng file: 737 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Với mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, Việt Nam ngày càng phải tham gia sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thương mại quốc tế có vị trí quan trong việc hỗ trợ thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và các mục tiêu khác. Với vai trò là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức lớn từ quá trình hội nhập quốc tế.
Việc xem xét hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần đảm bảo các cân đối vĩ mô, đưa Việt Nam hội nhập thành công và đạt được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Xuất khẩu gạo không chỉ là lĩnh vực mũi nhọn trong ngành xuất khẩu nông sản nói riêng mà còn có vai trò quan trọng cân đối cán cân thương mại của Việt Nam.
Cụm từ “xuất khẩu gạo” cũng quá quen thuộc ở Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu có giá trị về các chính sách thương mại quốc tế, các chiến lược xuất khẩu nông sản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam nói chung, lúa gạo nói riêng.
Nhóm nghiên cứu Đề án Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam cũng đã phân tích nhiều nội dung cụ thể về khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam. Chiến lược phát triển sản xuất lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến 2020 do Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT chịu trách nhiệm lập hiện vẫn đang được soạn thảo.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống phát triển Hoạt dộng xuất khẩu gạo. Vì vậy, đề tài được chọn nghiên cứu là mới và cần thiết, có thể đóng góp hoàn thiện cho Chiến lược Phát triển lúa gạo đến 2020, đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận nghiên cứu nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề án là đánh giá một cách hệ thống Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện hoạt động này ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi của đề tài
Đối tượng của đề tài là Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề tài tập trung xem xét Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1989 đến nay, ưu tiên xem xét giai đoạn từ 2001 đến nay. Đây là giai đoạn Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập thương mại nói riêng.
Đề án không nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu nông sản cũng như trong nhóm các mặt hàng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. Bên cạnh đó, đề án cũng không đi sâu nghiên cứu chiến lược sản xuất lúa gạo trong nước, mà tùy vào mức độ có liên quan với đối tượng xem xét để đưa ra những định hướng cơ bản nhất.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 17