Mã tài liệu: 211518
Số trang: 118
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 980 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều sự kiện quan trọng, tốc độ tăng kinh tế nước ta năm 2007 đạt mức 8.48%, cao nhất trong 11 năm qua và cũng là tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm cao so với các nước trong khu vực (Singapore 7.5%, Phillippines 6.6%, Indonesia 6.2%, Thái Lan 4%, Malaysia 5.6%). Thế nhưng nền kinh tế cũng gặp phải một số khó khăn nhất định như tỷ lệ lạm phát cao, tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2007 là 12.63%, lớn hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh còn kém, nhập siêu tăng mạnh.
Đối với các doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiếp nhận và ứng dụng công nghệ, quy trình sản xuất hiện đại hơn hoặc học tập kinh nghiệm từ các nước phát triển trong điều hành, quản trị doanh nghiệp và thu hút nhân lực có trình độ cao. Mặc dù hàng loạt cơ hội đã và đang xuất hiện nhưng một câu hỏi lớn luôn đặt ra rằng: “Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tỏ vẻ rất lúng túng và gặp nhiều trở ngại khi áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trên cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài?”
Lời giải cho câu hỏi trên xuất phát từ vấn đề nội lực của các doanh nghiệp còn yếu kém so với những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó nổi bật lên là hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp. Nguyên nhân của hiện tượng này tập trung vào những quyết định không hợp lý, không đảm bảo mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp, trong đó quyết định nguồn vốn là đáng báo động nhất. Khi thị trường chứng khoán phát triển khá mạnh trong hai năm 2006 và 2007, từ kênh huy động vốn truyền thống là vay ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đã chuyển động thái sang phát hành cổ phiếu, ngay cả những doanh nghiệp không thuộc nhóm công ty cổ phần cũng nhanh chóng thực hiện các thủ tục cần thiết để phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng mà ít khi cân nhắc đến nhu cầu vốn thực sự của doanh nghiệp là bao nhiêu, thời hạn bao lâu.
Sở dĩ các doanh nghiệp tranh thủ phát hành cổ phiếu trong thời gian này vì nhu cầu của nhà đầu tư quá lớn nhưng vấn đề sâu xa hơn chính là các đợt phát hành mang lại cho doanh nghiệp lợi ích rất to lớn từ những khoản thặng dư vốn cổ phần; thế nhưng cũng chính những đợt phát hành “ồ ạt” đó đã làm phá vỡ cơ cấu vốn của nhiều doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu huy động được rất nhiều nhưng nhu cầu đầu tư của hoạt động kinh doanh chính thì lại không tương xứng và thế là các doanh nghiệp lại nghĩ đến hướng đầu tư tài chính kể cả ngắn hạn lẫn dài hạn – một hoạt động đầu tư trái ngành mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đảm bảo đủ tính chuyên nghiệp, chưa có bộ phận chuyên trách nên sẽ tiềm ẩn rủi ro rất cao và nếu thua lỗ thì hoạt động kinh doanh chính không thể đảm đương nổi, dẫn đến sự sụt giảm đáng kể về hiệu quả kinh doanh nói chung.
Trong những tháng đầu năm 2008, sự sụt giảm đáng kể của thị trường chứng khoán khiến cho việc huy động vốn cổ phần lại trở nên khó khăn, nếu quay trở lại với trên thị trường tín dụng thì lãi suất cũng đã gia tăng khá cao dẫn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng không dễ dàng; kết quả là các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư hoạt động kinh doanh chính, tài trợ cho các dự án đầu tư khả thi.
Trong bối cảnh đó, đề tài nghiên cứu “Xây dựng mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp Việt Nam” trở nên rất cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn.
ã Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp quy nạp đề tài tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa các quyết định tài chính, lý thuyết cơ cấu vốn nền tảng và lý thuyết tài chính doanh nghiệp hiện đại để xây dựng nên những lý luận chung về cơ cấu vốn hợp lý. Bằng phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp thống kê mô tả và so sánh đề tài đánh giá thực trạng xây dựng cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam.
Từ lý luận và thực trạng, đề tài đúc kết các kinh nghiệm mang tính chất lý luận, nhận biết những vấn đề còn tồn tại và thông qua đó kiến nghị giải pháp xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh và tiến đến gia tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu – mục tiêu cuối cùng của quản trị tài chính. Và đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của đề tài.
ã Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu lý luận, thực trạng và giải pháp xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là doanh nghiệp phi tài chính với các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính khác nhau như sản xuất, thương mại và dịch vụ. Và trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, đề tài hướng đến xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm xác lập cơ cấu vốn tùy theo sự kết hợp của các biến độc lập được lựa chọn ở mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp trong từng thời kỳ phát triển nhằm cân bằng lợi nhuận và rủi ro. Việc nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng được tiến hành đối với các doanh nghiệp phi tài chính hoạt đang hoạt động trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh trong mối tương quan với những đặc điểm chung về sự phát triển và những đóng góp của doanh nghiệp cả nước đối với nền kinh tế Việt Nam.
ã Nội dung của đề tài
Ngoài lời mở đầu, các danh mục, kết luận và phụ lục, đề tài được thực hiện với 3 chương như sau:
[*]Chương 1: Lý luận chung về cơ cấu vốn hợp lý của doanh nghiệp
[*]Chương 2: Khảo sát thực trạng xây dựng cơ cấu vốn của doanh nghiệp Việt Nam.
[*]Chương 3: Xây dựng mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp Việt Nam.
[URL="/downloads.php?do=file&id=1504"]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 845
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 203
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 168
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 17