Vào thời thượng cổ tại Trung Hoa võ thuật được bắt nguồn từ các môn võ sơ khai như: Giốc Để (đấu vật cổ truyền), Thủ Bác (Đánh Tay Đá Chân), Đạo Dẫn (Hô Hấp Dưỡng Sinh) và Kiếm Thuật (Đánh Kiếm). Về sau, vì muốn trao dồi kỹ thuật chiến đấu, và sức khỏe thâ tâm, bốn môn võ cổ điển này đã được người ta phát huy và phối hợp lại thành hệ thống võ thuật Trung Hoa, gồm có hai ngành chính yếu: Quyền Thuật và Binh Khí. Ngày xưa, võ thuật Trung Hoa được mệnh danh là "Kỷ Kích" hay "Quốc Kỷ". Vào thời cận đại, người ta gọi là "Wu Shu" tại lục địa Trung Hoa, và "Kung Fu" tại các nước khác trên thế giới. Tại Trung Hoa, vì ảnh hưởng với các yếu tố: Hoàn cảnh địa lý, triết lý tôn giáo, và kỹ thuật thực hành, võ thuật Trung Hoa đã phát sinh ra hàng trăm võ phái lớn nhỏ khác nhau, qua các thời đại. Từ thời thượng cổ đến đầu triều Minh (1368), nguồn gốc lịch sử của các võ phái rất là mơ hồ, không có tài liệu dẫn chứng. Hầu hết, chỉ dựa vào các truyền thuyết không được rõ ràng.
sau, xuất xứ và cách truyền dạy của các võ phái, tương đối được rõ ràng, xuyên qua các tài liệu sách sử. Hoàn cảnh địa lý đã đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống con người và võ thuật. Cho nên, trên đại thể, hầu hết, giới võ lâm Trung Hoa đã đồng thuận dùng sông Dương Tử (Trường Giang), làm giới tuyến cho địa phận Nam Bắc, nơi khai sinh các võ phái. Do đó, võ thuật Trung Hoa được chia thah hai phái căn bản: Nam và Bắc phái. Vì vậy người ta thường nói "Nam Quyền, Bắc Cước". Nam phái được đại diện bởi ba võ phái: Võ Đang Thái Cực Quyền, Bát Quái Quyền, và Hình Ý Quyền. Bắc phái gồm có rất nhiều võ phái khác nhau. Xuất xứ từ miền bắc, các võ phái nổi danh Thiếu Lâm, Trường Quyền, Đoàn Đả, và Địa Đàn.