Mã tài liệu: 271100
Số trang: 53
Định dạng: zip
Dung lượng file: 160 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Là một sinh viên năm thứ tư, đã được trang bị tương đối đầy đủ kiến thức của chuyên ngành Lịch sử Văn hoá, tôi phải hoàn thành luận văn tốt nghiệp và cũng là bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu.
Tôi có may mắn là được người hướng dẫn Luận văn tốt nghiệp của tôi - TS Lâm Mỹ Dung gợi ý và tạo mọi điều kiện cho tôi vào Duy Xuyên - Quảng Nam để tìm hiểu về đời sống văn hoá của một làng nghề truyền thống ở đây.
Lần đầu tiên đặt chân đến miền Trung và với mục đích tìm hiểu về đời sống văn hoá của một làng nghề, do kiến thức cá nhân còn ít ỏi và điều kiện thời gian thực tế hạn hẹp, nên dù đã có được sự chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý tận tình của thầy cô và bạn bè trong quá trình tìm kiếm tư liệu và cũng như khi hoàn thành luận văn nhưng luận văn vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong có sự chỉ dẫn, góp ý thêm.
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin cảm ơn các thầy cô của Bộ môn Lịch sử Văn hoá và Khoa Lịch Sử, trường ĐH KHXH&NV HN - nơi tôi đã và đang học tập; cảm ơn Phòng Văn hoá huyện Duy Xuyên, đặc biệt là chú Dương Đức Quí và chị Nguyễn Thị Tuyết; cảm ơn thầy Nguyễn Chiều đã góp ý và cung cấp tư liệu cho tôi; cảm ơn Ban dân chính, các cụ phụ lão và bà con thôn Châu Hiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực tập ở đây.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi với TS Lâm Mỹ Dung - giáo viên hướng dẫn của tôi - người đã dẫn dắt và chỉ bảo cho tôi không chỉ trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp này.
KẾT LUẬN
Mã châu là vùng đất có một quá trình lịch sử lâu đời. Nơi đây đã in đậm dấu ấn của cư dân văn hoá Sa Huỳnh, rồi văn hoá Chămpa dù rằng tên làng Mã Châu như hiện nay mới chỉ xuất hiện sớm nhất, vào giữa thế kỷ XVI khi đoàn người Việt "Bắc địa tùng vương" theo chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào đây khai cơ lập nghiệp.
Làng Mã Châu được thành lập trên vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi, nằm ở phía đỉnh tam giác châu của đồng bằng Duy Xuyên mà sông Thu Bồn và sông Bà Rén là hai cạnh của tam giác đó. Mã Châu lại được bao bọc bởi sông Bà Rén, nhờ vậy Mã Châu luôn được phù sa bồi đắp, đồng ruộng chủ động được nước tưới, các bãi bồi thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, đường sông thuận lợi cho việc giao thương buôn bán...
Làng Mã Châu được thành lập do những cư dân người Việt từ nhiều vùng quê khác nhau ở Bắc và Bắc Trung Bộ, mà đông đảo nhất là cư dân người vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh vào đây khai hoang lập nghiệp. Cư dân Mã Châu đã mang trong mình những giá trị văn hoá đặc sắc của mỗi làng quê và cùng nhau bắt tay để xây dựng vùng quê mới. Đồng thời, tới vùng đất mới cư dân Mã Châu ít bị ràng buộc bởi "lệ làng, phép nước", cái đã giữ trặt lấy những người nông dân ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Họ sống cởi mở hơn, phóng khoáng hơn. Những lễ giáo phong kiến cũ vẫn được họ giữ gìn nhưng họ lại không bị bó buộc và ít bị lệ thuộc vào nó. Vì vậy đã tạo ra những nét văn hoá riêng, đặc sắc của những cư dân nơi đây.
Trong quá trình "Nam tiến" của mình, người Việt khi tới đây dã cùng chung sống hoà bình với cư dân bản địa, họ tiếp nhận nhiều yếu tố văn hoá đặc sắc của người Chăm, cùng người chăm xây dựng làng xóm và tạo nên giá trị văn hoá rất đặc trưng góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của xứ Quảng - Quảng Nam nói chung.
Làng Mã Châu căn bản là làng Việt được ra đời, phát triển trên cơ tầng làng mạc Chăm. Yếu tố văn hoá Chăm tiềm ẩn, đan xen trong đời sống vật chất và sinh hoạt tinh thần của cộng đồng cư dân mới, tập hợp, dung hoà từ nhiều miền quê lại.
Nghề dệt ở Mã Châu là một nghề thủ công có bề dày lịch sử từ lâu đời. Những chứng tích của nghề dệt đã được tìm thấy từ nền văn hoá Sa Huỳnh thời đại kim khí với những dọi xe chỉ. Những ghi chép trong thư tịch cổ về Chămpa. Nghề dệt càng phát triển rực rỡ hơn và được "dân biết mặt, nước biết tên" từ khi người Việt vào tiếp thu nghề dệt từ người Chăm cùng với những kỹ thuật trong nghề dệt của người Việt, đã đưa Mã Châu trở thành vùng "thêu dệt tinh khoé, sa trừu không kém gì Quảng Đông ".
Hiện nay dưới tác động của nền kinh tế thị trường và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đã và đang làm thay đổi diện mạo làng nghề Mã Châu một cách nhanh chóng. Cơ hội được mở ra cho sự phát triển của nghề dệt ở đây: sự giao thương, buôn bán với các vùng khác trong cả nước tạo cho mặt hàng tơ lụa của Mã Châu có một thị trường rộng lớn, ở trong nước là Hà Nội, Sài Gòn... ở ngoài nước là Lào, Campuchia, Thái Lan... Những chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của nhà nước; sự đổi mới công nghệ dẫn tới sự nâng cao chất lượng sản phẩm...
Mã Châu lại nằm trên tuyến đường sông với "tua" du lịch Hội An - Trà Kiệu - Mỹ Sơn, trong đó Mã Châu được xây dựng thành làng nghề truyền thống, một nơi dừng chân cho khách du lịch tham quan (và việc ra mắt làng nghề ngày 30.3.2003 vừa qua là bước khởi đầu). Trong tương lai ngành du lịch, dịch vụ phát triển ở đây sẽ tạo ra ở đây một nguồn lợi không nhỏ.
Thuận lợi nhiều nhưng khó khăn, thậm chí là thách thức cũng không ít. Khó khăn của nghề dệt là sản phẩm làm ra phải có được sức cạch tranh trên thị trường; sự tiếp nhận, sự thay đổi công nghệ; đổi ngũ quản lý sản xuất trong môi trường mới; năng lực quản lý doanh nghiệp; nguồn vốn... Đồng thời việc kết hợp sao cho có hiệu quả giữa hai xu hướng phát triển của làng nghề của Mã Châu; làng nghề Mã Châu truyền thống nằm trong "tua" du lịch Mỹ Sơn - Trà Kiệu - Hội An, với những sản phẩm được làm theo phương pháp thủ công và những người khách đến đây với mục đích nghỉ ngơi, giải trí và được tận mắt ngắm nhìn một làng dệt truyền thống; với một làng nghề Mã Châu đang trên bước đường CNH - HĐH phải luôn luôn tiếp nhận những công nghệ mới, kỹ thuật mới, tiên tiến, không ngừng nâng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm để phục vụ các thị trường trong nước và quốc tế...
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 221
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 228
⬇ Lượt tải: 16