Tìm tài liệu

Van hoa va con nguoi Tay Nguyen trong van xuoi nghe thuat 1945 2000

Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000

Upload bởi: tudlm

Mã tài liệu: 258133

Số trang: 219

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 1,647 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945-2000

- Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

- Họ và tên nghiên cứu sinh:

- Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Hữu Tá

- Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh.

+ Tóm tắt nội dung luận án:

Luận án nghiên cứu vấn đề Văn hóa và Con người Tây Nguyên được thể hiện trong mảng văn xuôi nghệ thuật từ 1945 đến 2000.

Trong đó các giá trị văn hóa và vẻ đẹp con người được phân tích, đánh giá một cách thấu đáo để người đọc hiểu hơn về một mảng văn xuôi có giá trị trong toàn bộ tiến trình văn học Việt Nam.

+ Những kết quả của luận án:

1. Luận án đã làm nổi bật vẻ đẹp cũng như sự phong phú của các giá trị văn hóa Tây Nguyên được thể hiện một cách độc đáo trong các tác phẩm văn xuôi.

2. Luận án cũng đã phân tích những yếu tố tiêu cực của các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Tây Nguyên.

3. Luận án nêu lên thực trạng biến đổi văn hóa ở Tây Nguyên theo hướng tích cực lẫn tiêu cực

4. Luận án cũng đã làm hiện lên hình ảnh người Tây Nguyên với những phẩm chất tốt đẹp của họ trong chiến đấu cũng như trong cuộc sống thường nhật.

5. Luận án cũng đã phân tích sự thay đổi về phẩm chất con người Tây Nguyên trong thời buổi hòa nhập với các dân tộc khác.

6. Luận án đã khái quát được vể đẹp văn hóa và con người Tây Nguyên mà các tác giả văn xuôi đề cao và ca ngợi. Đó như là một sự cảnh tỉnh về hiện trạng đang mất dần đi vẻ đẹp đó trong hiện tại và tương lai.

+ Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

1. Với sự độc đáo và phong phú của văn hóa và con người, Tây Nguyên là mảnh đất màu mỡ của văn chương, nghệ thuật; luận án như là một động lực cho sáng tác văn chương, nghệ thuật về đề tài Tây Nguyên.

2. Tây Nguyên có một vị thế quan trọng đối với cả nước, luận án sẽ giúp nhiều người hiểu hơn về văn hóa và con người Tây Nguyên, từ đó sẽ giúp họ- nhất là những người gánh vác trách nhiệm phát triển Tây Nguyên- ứng xử đúng đắn hơn với Tây Nguyên.

3. Luận án như là tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu sâu hơn về nhiều nội dung quan trọng khác được thể hiện trong văn xuôi nói riêng và văn học nói chung.

4. Đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề văn hóa và con người Tây Nguyên trong mảng văn xuôi nên dù sao cũng chưa thật toàn vẹn, đầy đủ. Người viết sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề trên (và nhiều nội dung khác) trong văn học viết về Tây Nguyên.

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

P. Dourisboure, Jacques Dournes, Geores Condominas, Henri Maitre,

Albert Maurice được xem là những người đầu tiên khám phá miền đất cao

nguyên Trung phần mà ngày nay chúng ta gọi là Tây Nguyên. Bằng sự trải

nghiệm cả tuổi thanh xuân, những nhà dân tộc học người Pháp này đã đem đến

không những cho người Việt, người Pháp mà cả thế giới biết đến một miền đất

được coi là “hoang sơ” nhất hành tinh này. Chính tại nơi đây, họ đã gặp lại thời

thơ ấu của loài người, và họ nhận ra rằng nền văn minh vật chất đã làm thoái

hóa lương tri con người, nơi heo hút và mông muội nhất lại là nơi con người

sống với nhau đẹp đẽ nhất. Sống với người Tây Nguyên họ như được trở về với

tuổi thơ trong sáng. Mọi sự cám dỗ về danh vọng họ đều xem nhẹ, thậm chí như

Jacques Dournes sẵn sàng từ bỏ tôn giáo của mình để “qui y” “Tôn giáo Tây

Nguyên”. Geores Condominas sau khi từ Tây Nguyên trở về Paris, giữa thủ đô

hoa lệ, ông vẫn cởi trần đóng khố và khắc khoải nỗi nhớ về làng Sar Luk xa xôi.

Đến tận tám mươi tuổi ông vẫn tìm về thăm lại Tây Nguyên. Tại sao những

người đến từ nền văn minh hàng đầu thế giới lại hành động như vậy?

Nguyên Ngọc, Vũ Hạnh, Trung Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy là

những người Việt đến với Tây Nguyên từ thời chống Pháp và chống Mỹ, lúc ấy

họ chưa tiếp cận được với những nghiên cứu về Tây Nguyên của người Pháp.

Họ chỉ hiểu Tây Nguyên qua sự lăn lộn trong cuộc sống chiến đấu của mình.

Và họ cũng bị Tây Nguyên hấp dẫn. Nguyên Ngọc đến tuổi “thất thập” mà vẫn

luôn đau đáu với Tây Nguyên, vẫn luôn thấy mình còn mắc nợ với đất và người

Tây Nguyên. Trung Trung Đỉnh thì “yêu Tây Nguyên như chính quê hương

mình”, năm nào cũng dành thời gian về với buôn làng để “gội rửa linh hồn”

khỏi bụi bẩn thị thành. Tại sao họ bị Tây Nguyên mê hoặc như vậy?

2

Có ai một lần đến với Tây Nguyên mà không khỏi ngạc nhiên với nền

văn hóa độc đáo và con người thân thiện trên mảnh đất thấm đẫm chất huyền

thoại này. Sự kỳ lạ của văn hóa và con người, vẻ đẹp nên thơ và hùng vĩ của

thiên nhiên Tây Nguyên luôn có một sức hút mãnh liệt với những ai thích khám

phá. Và đã khám phá rồi thì sẽ bị nó hút lấy, như Jacques Dournes, Geores

Condominas, Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh

Vậy thỏi nam châm ấy là gì?

Jacques Dournes - người đến với đất và người Tây Nguyên từ rất sớm,

đắm mình trong cuộc sống của họ hơn hai mươi năm để đi đến một kết luận:

Con người Tây Nguyên hôm nay là nhân chứng về quá khứ

của nhân loại, chỉ cho chúng ta biết ngày xưa chúng ta là như thế

nào; chỉ riêng một điều đó thôi, họ cũng đã đáng cho chúng ta

chăm chú và yêu quí rồi. Quan sát họ, ta thấy hiện lên một bức

tranh độc nhất và hấp dẫn về chính chúng ta trong quá khứ [82, tr.

10].

Nguyên Ngọc- người đầu tiên gieo hạt giống văn học viết trên mảnh đất

Tây Nguyên, đã có lần tâm sự:

Nói đến Tây Nguyên người ta thường hay nghĩ, nói ngay đến

thiên nhiên, núi non, rừng rú, cảnh quan lạ lùng của nó. Tất nhiên

cái đó là đúng và cũng tác động đến người mới bước chân đến

đây. Nhưng còn quan trọng hơn nhiều, theo tôi là nền văn hóa của

nó. Các dân tộc Tây Nguyên đã “cấy trồng” trên đất đai núi rừng

của mình một nền văn hóa lớn, cực kỳ độc đáo và đặc sắc, lâu đời

và bền vững [119, tr. 9].

Như vậy chính yếu tố “con người quá khứ của nhân loại”, “nền văn hóa

lớn” của họ mới là nét mới lạ độc đáo làm nên sức hấp dẫn để Nguyên Ngọc,

3

Vũ Hạnh, Y Điêng, Thu Bồn, Anh Ngọc, Trung Trung Đỉnh, Phạm Kim Anh,

Khuất Quang Thụy, H’Linh Niê, Thu Loan khám phá.

Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà văn là bắc những nhịp cầu

để người đọc đến với những miền đất xa lạ mà do sự ràng buộc về không gian

và thời gian họ không thể đến được. Hiện nay, khoảng cách không gian giữa

các vùng miền khác nhau đã trở nên gần gũi hơn nhờ sự phát triển của giao

thông và khoa học công nghệ. Nhưng đối với nhiều người, Tây Nguyên vẫn xa

lạ, hoang dã, “rừng rú”. Để Tây Nguyên gần gũi, thân thương hơn trong mắt

mọi người, nhiều nhà văn đã khai phá mảnh đất này bằng thái độ trân trọng và

tình cảm yêu thương. Là người sống và làm việc tại Tây Nguyên, chúng tôi

muốn khái quát toàn bộ sáng tác văn xuôi tiêu biểu nhất về Tây Nguyên dưới

góc độ văn hóa và con người để có thể xác định vị thế cũng như sắc thái độc

đáo của văn hóa, văn học Tây Nguyên trong bức tranh chung của văn hóa dân

tộc. Qua đó, có thể giúp cho mọi người hiểu và yêu mến hơn một vùng đất kỳ

ảo Tây Nguyên.

Một số tác phẩm viết về Tây Nguyên đã được đưa vào nhà trường và

được nhiều người phân tích, đánh giá. Song sự phân tích ấy chỉ nặng về tìm

hiểu giá trị hiện thực cũng như nội dung tư tưởng của tác phẩm. Thực ra, trong

tác phẩm văn xuôi về Tây Nguyên có một dòng chảy văn hóa mà ngọn nguồn

của nó là cuộc sống của con người trên một vùng đất thấm đẫm chất huyền

thoại, vùng đất của cổ tích và sử thi. Nghiên cứu văn hóa và con người trong

văn xuôi nghệ thuật viết về Tây Nguyên không chỉ giúp hiểu thêm về một mảng

sáng tác trong văn chương dân tộc, thấy được vẻ đẹp độc đáo về cuộc sống con

người và văn hóa nơi đây, mà còn phục vụ cho việc giảng dạy, học tập môn văn

trong nhà trường được đúng hướng hơn, toàn diện hơn.

Những chính sách về kinh tế của nhà nước nhằm phát triển Tây Nguyên

cũng có hai mặt của nó. Một mặt, đời sống của đồng bào được cải thiện đáng

kể, họ được tiếp xúc với các nền văn minh trước đây vốn rất xa lạ với họ, thế

giới quan thần linh chủ nghĩa không còn ngự trị một cách tuyệt đối như xưa nên

nhiều hủ tục được xóa bỏ. Nhưng mặt khác, sự phát triển này dẫn đến sự biến

đổi văn hóa cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Hướng tiêu cực có nguy cơ

phát triển mạnh hơn làm thay đổi cả hệ thống luật tục mà từ ngàn đời nay vẫn

duy trì sự ổn định cuộc sống của họ. Việc khai thác rừng một cách tàn nhẫn, sự

4

phát triển ồ ạt của các công trình thủy điện, ưu tiên mở rộng diện tích các loại

cây công nghiệp v.v đã dẫn đến sự rối loạn trong nhịp điệu của tự nhiên, xã

hội ở Tây Nguyên. Trong sự rối loạn của cuộc sống đó, các tôn giáo ở nước

ngoài đã nhanh chóng giành lấy một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần

của người Tây Nguyên. Hệ quả là rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp

đã bị biến mất. Nghiên cứu vấn đề văn hóa và con người trong văn học cũng là

góp phần nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của các dân

tộc Tây Nguyên đang có nguy cơ mai một trước sức tấn công ồ ạt của các dòng

chảy văn hóa khác.

Trong thời gian gần đây, Tây Nguyên rất được chú ý cả về chính trị, kinh

tế lẫn văn hóa. Về chính trị, càng ngày người ta càng nhận ra tầm quan trọng

của Tây Nguyên, vì nó nằm ở vị trí là “mái nhà” của Đông Dương. Về kinh tế,

vị thế của cây cà phê, hồ tiêu Tây Nguyên trên thế giới và đặc biệt là sự kiện

khai thác bô-xit ở Tân Rai và Nhân Cơ đã hướng sự chú ý của tất cả các tầng

lớp xã hội về Tây Nguyên. Về văn hóa, không gian văn hóa cồng chiêng Tây

Nguyên được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể và truyền khẩu của

nhân loại cũng đã dấy lên một phong trào tìm hiểu Tây Nguyên. Trong phong

trào có vẻ ồ ạt đó, đã xuất hiện nhiều cách ứng xử chưa thật đúng với văn hóa

Tây Nguyên. Một thực tế khác, những người làm công tác văn hóa (phần lớn là

người Kinh) nhiều khi đã không tìm hiểu thấu đáo về đời sống Tây Nguyên nên

vô tình họ đã làm nhòa đi màu sắc văn hóa Tây Nguyên. Những điều này đã

làm cho những nhà Tây Nguyên thực thụ như Nguyên Ngọc, Nguyễn Tấn

Đắc rất bức xúc. Trước thực tế đó, chọn đề tài này chúng tôi cũng mong góp

một tiếng nói của mình để có thể hiểu đúng hơn về Tây Nguyên và có những

cách ứng xử phù hợp hơn.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Như trên đã nói, hiện nay Tây Nguyên là vùng đất thu hút sự chú ý của

các nhà nghiên cứu văn hóa, của giới văn nghệ sĩ. Nghiên cứu về văn hóa Tây

Nguyên, các học giả tập trung sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc. Và họ

đã thu thập được một số lượng rất lớn các tác phẩm văn học dân gian Tây

5

Nguyên, trong đó nhiều nhất là các bộ sử thi. Qua công tác điều tra sưu tầm, có

thể nhận thấy rằng nền văn chương bình dân ở Tây Nguyên đa dạng, phong phú

không hề thua kém bất kỳ vùng đất nào.

Không như văn học dân gian, không như văn học viết về Tây Bắc; văn

học viết ở Tây Nguyên vẫn còn khá khiêm tốn về số lượng tác giả, tác phẩm.

Ngoài số ít nhà văn với những tác phẩm gây được tiếng vang, còn lại các nhà

văn địa phương cũng viết khá nhiều nhưng chưa đủ sức vươn ra khỏi “biên

giới” Tây Nguyên. Nhìn chung, văn học viết về Tây Nguyên ít gây được sự chú

ý của giới nghiên cứu. Theo đó, việc nghiên cứu về nó cũng chưa thật sự được

quan tâm, mặc dù ít nhiều nó cũng đã tạo ra một diện mạo riêng.

Theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì đến nay, ở Việt Nam chưa có công

trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về mảng văn học viết về Tây Nguyên.

Vấn đề nghiên cứu văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn học cũng đang

còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, do có một số tác phẩm đã gây được tiếng vang nên cũng

có nhiều công trình nghiên cứu về nó ở cấp độ tác giả, tác phẩm. Trong số đó,

nghiên cứu về Nguyên Ngọc là nhiều nhất. Những nhà văn như Y Điêng, Trung

Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy, Thu Loan, H’Linh Niê thì chỉ có một số bài

giới thiệu, bình luận tổng quát in rải rác trên các báo và tạp chí.

Trong khoảng ba mươi bài nghiên cứu về Nguyên Ngọc, chỉ có một số ít

bài viết tìm hiểu một cách tổng quát, còn phần lớn các tác giả tập trung phân

tích tiểu thuyết Đất nước đứng lên và truyện ngắn Rừng xà nu, qua đó khái quát

đặc điểm văn chương Nguyên Ngọc.

Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Nguyên Ngọc, con người lãng mạn đã

khẳng định vẻ đẹp độc đáo trong sáng tác nghệ thuật và quan niệm về con

người của nhà văn. Ông cho rằng tâm hồn Nguyên Ngọc bắt rất nhạy những gì

dữ dằn, quyết liệt và có một vẻ hoang dã như sự sống thời nguyên thuỷ. Ông

nhấn mạnh:

6

Văn của anh cuốn hút người ta không phải bởi chỉ cách trần thuật

bằng chính giọng điệu của nhân vật của anh, với thứ ngôn ngữ hết sức

hồn nhiên ngây thơ, đầy những hình ảnh ví von rất ngộ nghĩnh, mà bằng

cả tâm hồn cũng rất Tây Nguyên .Nguyên Ngọc đích thực là một tri thức

của núi rừng, là nhà văn hóa của Tây Nguyên [176, tr.58].

Phong Lê trong một đánh giá khái quát về những tác phẩm tiêu biểu của

Nguyên Ngọc đã chỉ ra rằng trong sáng tác của Nguyên Ngọc, “con người gắn

bó với đất nước quê hương, gắn với truyền thống cha ông, và truyền cho đất

nước sức sống của mình”, “vẻ đẹp con người đã truyền đến cho thiên nhiên, và

thiên nhiên góp phần tô điểm con người”[168, tr.32]. Trong bài Nguyễn Trung

Thành và những trang viết về miền Nam đất lửa, Phong Lê cũng đã chỉ ra tính

chất biểu tượng trong cách miêu tả nhân vật già làng, và “cụ thể, độc đáo, hiện

thực khi miêu tả lớp con trẻ như những mạch nối của văn hóa truyền thống”

[169, tr. 48].

Trần Đăng Khoa trong bài báo Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định sự

thống nhất trong phong cách nghệ thuật của tác giả chính là ở việc thể hiện

người thật việc thật, người tốt việc tốt; và nhà văn đã tìm đến một hình thức

nghệ thuật phù hợp, nhất quán. Tác giả nhấn mạnh: “Văn Nguyên Ngọc là một

dạng văn hay, giản dị, chắt lọc và trong veo” [152, tr. 6].

Nguyễn Văn Long trong những bài viết ngắn về Nguyên Ngọc cho rằng

ông sáng tác không nhiều về số lượng nhưng vẫn được độc giả chú ý, “Nguyên

Ngọc là một trong số hiếm hoi những cây bút gắn bó và am hiểu Tây Nguyên-

một xứ sở vô cùng phong phú và đầy sức hấp dẫn cả thiên nhiên cũng như bản

sắc văn hóa độc đáo mà hầu như vẫn còn giữ được nguyên vẹn” [42, tr.14]. Tác

giả khái quát: “Sự quan tâm hàng đầu đến những vấn đề có ý nghĩa trọng đại

lịch sử của dân tộc và cách mạng cùng với niềm say mê những tính cách anh

7

hùng khiến cho tác phẩm của Nguyên Ngọc mang tính chất hùng tráng lại đậm

nét trữ tình và chất lý tưởng”[171, tr.62].

Đỗ Kim Hồi xem Nguyên Ngọc là người đầu tiên trong số những nhà

văn cách mạng thành công trên một mảng đề tài mà bốn thập kỷ trước đây đang

còn hoàn toàn mới lạ: Tây Nguyên. Ông nói: “Trong ký ức của chúng ta,

Nguyên Ngọc sẽ được nhớ như nhà văn của Tây Nguyên, hiểu trên hai nghĩa:

người viết hay nhất về Tây Nguyên cho tới hôm nay, và người mà- cũng cho tới

hôm nay- những sáng tác về Tây Nguyên cũng làm nên phần hay nhất, tiêu biểu

nhất trong sự nghiệp văn chương của mình” [286, tr. 582 ].

Trong lời giới thiệu cuốn Đất nước đứng lên của Nhà xuất bản Giáo dục

Giải phóng, có nhận xét: “Qua tiểu thuyết Đất nước đứng lên, Nguyên Ngọc

muốn giới thiệu cho người đọc rõ thêm về đất nước, về con người ở vùng núi

rừng Tây Nguyên. Đất nước ấy hùng vĩ mà hiền hoà, giàu đẹp và nên thơ.

Những con người ở đây yêu nước nồng nàn, cần cù lao động”[26a, tr.4].

Khi Đọc lại Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Trường Lưu cho rằng

thành công của việc miêu tả hình tượng Núp là thành công hai mặt: kết cấu

nhân vật và tính dân tộc lồng vào trong kết cấu. Hai mặt này cũng xuyên suốt cả

hệ thống hình tượng trong tác phẩm. Ông nhấn mạnh:

Nguyên Ngọc đã đi sâu nghiên cứu tính dân tộc của Tây

Nguyên, vận dụng những bài dân ca, những câu chuyện dân gian

Tây Nguyên đưa vào tác phẩm, tìm hiểu hoàn cảnh dân tộc đã sinh

ra một con người như Núp. Trong Đất nước đứng lên, nếu tác giả

không nắm vững tính dân tộc của Tây Nguyên thì tác phẩm chỉ có

cái lõi của sự việc chứ không có linh hồn Tây Nguyên [173, tr.28].

Hà Văn Thư trong bài viết Con người dân tộc thiểu số qua một số tác

phẩm của mấy nhà văn miền xuôi đã nêu lên những nét đặc sắc của con người

trong Đất nước đứng lên và kết luận về Nguyên Ngọc: “Thành công của

8

Nguyên Ngọc theo tôi là do lòng yêu thương thiết tha đồng bào Tây Nguyên mà

anh đã gần gũi trong những tháng ngày kháng chiến”[267, tr.44].

Như vậy đa số những bài nghiên cứu đều thừa nhận Nguyên Ngọc đã gặt

hái được nhiều thành tựu đáng kể trong những sáng tác về Tây Nguyên. Sở dĩ

có được thành công này là nhờ những hiểu biết phong phú và sâu sắc về văn

hóa và con người nơi đây, như ông đã từng kể: “Tôi đã sống trong các làng

đồng bào Ê-đê, được cùng đồng bào đi làm rẫy, làm nương, đi săn, đi bắt cá,

cùng ăn, cùng ở, cùng bàn bạc công tác, cùng đi đánh du kích, cùng dự các

cuộc vui và được nghe đồng bào kể những sự tích về núi rừng, sông suối, về

truyền thống bất khuất lâu đời của dân tộc”[197, tr.59]. Các bài nghiên cứu chủ

yếu đánh giá một cách tổng quát sáng tác của Nguyên Ngọc, nếu đi vào phân

tích cụ thể từng tác phẩm thì cũng chỉ đi tìm hiểu nội dung tư tưởng và giá trị

nghệ thuật chứ chưa đi vào nghiên cứu tác phẩm của ông như một giá trị văn

hóa, dưới góc nhìn văn hóa. Chưa có công trình nghiên cứu nào xem xét một

cách tổng thể có hệ thống vấn đề văn hóa và con người Tây Nguyên trong tác

phẩm của Nguyên Ngọc.

Sau Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh cũng có nhiều tác phẩm hay về

Tây Nguyên cho nên có một số bài viết có tính chất khái quát về chất Tây

Nguyên trong văn của Trung Trung Đỉnh chứ chưa có bài viết nào tìm hiểu sâu

về văn hóa Tây Nguyên trong tác phẩm của ông. Nguyễn Xuân Hải nhận xét

một cách khái quát về những trang viết của Trung Trung Đỉnh: “Nói đến Trung

Trung Đỉnh, bạn đọc nghĩ ngay đến những trang viết đầy ắp hơi thở Tây

Nguyên từ thời chống Mỹ cho đến nay”. Nguyễn Ngọc Thiện trong “Tuyển tập

văn học dân tộc và miền núi” cũng có nhận xét khái quát: “Là người Kinh,

nhưng sống và hoạt động nhiều năm ở Tây Nguyên, do thành thạo tiếng Bana

và được đào tạo chu đáo về nghề văn, tác giả đã có được những trang viết sinh

động, sắc sảo về cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ nơi đây, những phong tục tập

9

quán và và các giá trị văn hóa cổ truyền còn được lưu giữ” [42, tr. 39]. Và tác

giả cho rằng, với truyện ngắn Chớp trên đỉnh Kon Từng cùng với hàng loạt

truyện khác cùng đề tài, đã đưa Trung Trung Đỉnh vào hàng những tác giả tiêu

biểu viết về vùng đất Tây Nguyên vài chục năm gần đây. Trong bài viết Nhà

văn “Lạc rừng”, Văn Công Hùng khẳng định: từ sau năm 1975 trở lại đây,

Trung Trung Đỉnh là người viết thành công nhất về Tây Nguyên, bởi anh có

vốn sống, vốn hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên.

Là bậc “trưởng lão” trong làng văn hóa, văn học Tây Nguyên; Nguyên

Ngọc đã dành cho Trung Trung Đỉnh những ngôn từ đầy trang trọng, những

cảm nhận thú vị. Ông viết:

Trung Trung Đỉnh không viết về Tây Nguyên. Đối với Trung

Trung Đỉnh, Tây Nguyên không phải là “chất liệu”, cũng không

phải là “vốn sống” Trung Trung Đỉnh xa lạ với tất cả những thứ

đó. Thậm chí đối với anh, Tây Nguyên cũng không phải là “đề

tài”, là văn chương, là nghề nghiệp. Sâu xa mà đơn giản hơn

nhiều, đối với anh, Tây Nguyên là tất cả. Là cuộc đời anh. Là nỗi

ám ảnh, là sự mê hoặc, là cuộc sống, là sự rơi chìm, sự nhấn chìm,

trùm lên toàn bộ cuộc đời anh, mê mẩn suốt đời, không cách gì rứt

ra được, thoát ra được, cho đến chết [6, tr. 6-7].

Là nhà văn người Ê đê, Y Điêng có khoảng mười tác phẩm văn xuôi về

Tây Nguyên, nhưng nghiên cứu về ông thì chỉ có vài bài, trong đó các tác giả đã

nhìn thấy những giá trị văn hóa làm nền tảng cho văn Y Điêng. Triệu Lam

Châu cho rằng truyện của Y Điêng trong trẻo, tự nhiên như trời đất. Và ông

khái quát: “Đọc truyện của Y Điêng, tôi thấy hiện lên biết bao là ánh núi. Ánh

núi hiện lên từ tiếng cồng chiêng âm vang cả núi rừng và lòng người. Ánh núi

hiện lên từ ánh mắt nao lòng của người con gái Ê đê khi trao chiếc công cho

người yêu ”.

10

Mã A Lềnh nhận xét văn phong Y Điêng:

Truyện dài Hơ Giang với lối kết cấu theo mạch thời gian

giản dị truyền thống, không cầu kỳ sắp đặt, không xen cài, không

phức tạp hóa những cảnh ngộ, không cố tạo dựng những tình

huống bất ngờ, những thử thách quyết liệt. Đó là một bức tranh

phẳng, thật thà tựa như những tượng gỗ trong khu nhà mồ của

người Tây Nguyên. Lối diễn đạt, giọng điệu nguyên xi như người

dân tộc nói, tạo nên hiệu quả đến thẳng với người đọc, không cần

suy nghĩ vòng vo, không cần vận nhiều triết tự, không quá ư triết

luận về nghệ thuật cao siêu. Đó là con đường ngắn nhất đến với

bạn đọc, mà bạn đọc trước hết là dân tộc mình[294, tr. 69].

Khuất Quang Thụy có một thời gian dài sống ở Tây Nguyên. Với tư cách

là một người lính, anh chủ yếu viết về những chặng đường của cuộc chiến tranh

chống Mỹ ở Tây Nguyên. Về đề tài văn hóa, con người Tây Nguyên, anh chỉ có

một số truyện ngắn, vì vậy nghiên cứu về Khuất Quang Thụy cũng chưa được

chú ý. Văn Giá trong Tuyển tập Văn học dân tộc và miền núi có nhận xét khái

quát về một vấn đề mà ông cho rằng Khuất Quang Thụy khá thành công, đó là

lẽ công bằng của người Tây Nguyên:

Nhà văn đã cố gắng khám phá và định danh cái cá tính ưu

trội nổi bật mang ý nghĩa phổ quát của con người Tây Nguyên, đó

là lẽ công bằng. Phẩm chất này có lẽ hình thành rất sớm từ thời

công xã nguyên thủy, một phẩm chất cộng đồng mà các buôn, plây

Tây Nguyên còn giữ được và trong suốt trường kỳ lịch sử những

người dân Tây Nguyên luôn coi phẩm chất này như là một giá trị

cao nhất trong bảng giá trị tinh thần truyền thống của mình [42,

tr.151]

11

Vốn là một nhạc sĩ, nhưng H’Linh Niê cũng khá thành công trong lĩnh

vực văn chương, chị có khoảng hai mươi truyện ngắn về các dân tộc Êđê,

M’Nông, Jrai, Bana Tuy nhiên chưa có cồng trình nào nghiên cứu về văn của

chị. Chỉ có Lê Minh Khuê trong lời giới thiệu sách “Gió đỏ” đã nhận xét khái

quát về văn hóa, con người Tây Nguyên trong văn của H’Linh Niê:

Bằng lối viết nhẹ nhàng tinh tế, chị kể về những mối tình đôi

lứa, về những tình cảm của con người với nhau, về một gia đình,

về một buôn làng, về những làng này làng kia với những phong tục

tập quán riêng, vẻ đẹp riêng. Con mắt phụ nữ của chị như nhìn

thấy nét đẹp run rẩy của lá rừng mùa xuân, nhìn thấy ánh mắt của

chàng trai khi yêu, nhìn thấy sự can trường của con người của núi

rừng. Đọc truyện ngắn của H’Linh, ta như được du ngoạn qua cả

một vùng đất con nhiều bí ẩn [20, tr.197].

Thu Loan là nhà văn sống ở Tây Nguyên khá lâu, chị có nhiều truyện

ngắn viết về cuộc sống của người bản địa Tây Nguyên. Tuy nhiên, nghiên cứu

về văn xuôi của chị chưa nhiều. Trong chuyên đề Tìm hiểu các sáng tác của

nhà văn Thu Loan, nhóm tác giả của Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai cho rằng

Thu Loan đã phản ánh sinh động và chân thực hiện thực đời sống văn hóa, đặc

điểm con người Tây Nguyên, các tác giả viết:

“Đọc các tác phẩm văn xuôi của Thu Loan, người đọc cảm

giác đang sống chính trong không khí của buôn làng, núi rừng Tây

Nguyên với những con người dân dã, bình dị. Trong các truyện

ngắn của Thu Loan, đâu đâu cũng gặp những con người chất

phác, đầy nét nguyên sơ, hoang dã. Đâu đâu cũng ngập tràn không

khí Tây Nguyên: rừng đó, núi đó, suối sông đó, làng bản đó”[285,

tr.12].

12

Văn Công Hùng trong bài viết Đa mang Thu Loan cũng cho rằng Thu

Loan rất thành công trong mảng sáng tác về đề tài dân tộc Tây Nguyên, trong

sáng tác của chị hiện lên “những người đàn bà Tây Nguyên, buôn làng Tây

Nguyên, trẻ con Tây Nguyên, tâm thức Tây Nguyên, giá trị Tây Nguyên. Chị

như một sứ giả mộng du trong ấy và gặp biết bao điều mới lạ, cả ngang trái và

tốt đẹp, cả phiền não và hoang mang”[285, tr.17].

Một số nhà văn địa phương khác như Phạm Kim Anh, Phạm Minh Mẫn,

Nguyễn Ngọc Hòa cũng có những tác phẩm hay về Tây Nguyên nhưng chưa

tạo được ấn tượng mạnh nên cũng chưa thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu.

Như vậy tình hình nghiên cứu văn học viết về Tây Nguyên chỉ “xôn xao”

với tác phẩm của Nguyên Ngọc, còn với các tác giả khác thì khá lặng lẽ và thưa

thớt. Tuy nhiên những gì có được cũng rất quí và đáng trân trọng .

Trên cơ sở tiếp thu những nhận xét, đánh giá quí báu của người đi trước,

chúng tôi xác lập hướng nghiên cứu có tính chất tổng thể nhằm tìm ra hệ thống

những giá trị văn hóa cũng như tính cách con người Tây Nguyên để khám phá

những thành tựu nổi bật trong sáng tác về đề tài Tây Nguyên trong văn xuôi

Việt Nam 1945-2000. Từ đó khẳng định tính độc đáo mới lạ làm nên đặc trưng

Tây Nguyên trong các sáng tác, qua đó thấy được những đóng góp to lớn của

các nhà văn đối với việc gìn giữ và phát huy nền văn hóa của một vùng miền

vẫn còn nhiều bí ẩn cần khám phá và truyền bá nhiều hơn.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng

Trước năm 1945, ở Tây Nguyên hầu như chỉ có văn học dân gian. Văn

học viết về Tây Nguyên chỉ thật sự được định hình từ năm 1945 với sự xuất

hiện của Nguyên Ngọc. Vì vậy, đối tượng khảo sát của luận án là những tác

phẩm văn xuôi nghệ thuật đặc sắc viết về Tây Nguyên từ năm 1945 đến 2000,

phần lớn l tc phẩm của Nguyn Ngọc. Sau đó là sáng tác của Vũ Hạnh, Trung

13

Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy, Đỗ Tiến Thụy, Thu Loan và một số nhà văn

khác. Về tác giả là người dân tộc Tây Nguyên, người viết tìm hiểu các sáng tác

của Y Điêng, H’Linh Niê (Linh Nga Niê Kđăm), Kim Nhất.

Người viết chỉ tập trung khảo sát các tác phẩm phản ánh văn hóa và con

người bản địa Tây Nguyên (trong không gian năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk

Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng). Các tác phẩm viết về người Kinh ở Tây Nguyên

không thuộc phạm vi khảo sát của luận án.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Thế giới nghệ thuật của một tác phẩm văn học khá đa dạng. Đề tài chỉ tập

trung tìm hiểu những vấn đề văn hóa và con người Tây Nguyên trong tác phẩm

văn xuôi nghệ thuật (tiểu thuyết, truyện ngắn và một số tác phẩm ký giàu tính

nghệ thuật) từ năm 1945 đến năm 2000.

Ngoài ra người viết còn tham khảo văn học dân gian Tây Nguyên, nhất là

sử thi để có được một cái nhìn hệ thống và biện chứng các giá trị văn hóa trong

văn học. Và người viết cũng sẽ xem xét những tác phẩm văn xuôi viết về Tây

Nguyên sau năm 2000 để cảm nhận đầy đủ hơn một diện mạo văn học. Đồng

thời cũng sẽ tìm hiểu tất cả những công trình nghiên cứu về văn học, văn hóa

Tây Nguyên từ xưa đến nay nhằm xác định hướng đi mới của mình, tránh sự

trùng lặp. Để tiện so sánh, người viết cũng tham khảo những tác phẩm viết về

miền núi phía Bắc và các vùng miền khác.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp xã hội học

Được vận dụng để nhìn nhận cơ sở xã hội của sáng tác và tiếp nhận, từ

đó phân tích hiệu quả nghệ thuật của mối quan hệ tương tác giữa xã hội và văn

học. Cơ sở xã hội của văn học viết về Tây Nguyên chính là xã hội Tây Nguyên

14

trong một khung thời gian nhất định làm nền cho những giá trị văn hóa và con

người trong văn học.

4.2 Phương pháp hệ thống

Để có được cái nhìn cụ thể và lôgíc về vấn đề văn hóa và con người Tây

Nguyên, người viết sẽ đặt các nội dung một cách hệ thống theo trục dọc trong

các tác phẩm, từ đó mà phân tích khái quát nhằm làm nổi rõ vấn đề.

4.3 Phương pháp liên ngành

Để vấn đề được nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo, người viết vận

dụng những kiến thức về xã hội học, dân tộc học, lịch sử, tôn giáo, chính

trị để giải mã, cắt nghĩa các hiện tượng văn học. Trong quá trình tìm hiểu,

phân tích những giá trị văn hóa và đặc điểm con người, người viết không tách

rời tác phẩm văn chương với môi trường, thời đại và đặc trưng thẩm mỹ của

văn học.

4.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu

So sánh tác phẩm viết về Tây Nguyên với tác phẩm viết về các vùng đất

khác. So sánh sáng tác của các tác giả với các tác phẩm văn học dân gian tiêu

biểu. Đối chiếu với đời sống văn hóa và con người trong thực tế để thấy được

giá trị hiện thực cũng như giá trị biểu hiện của hình tượng.

4.5 Thao tác phân tích, tổng hợp

Người viết chủ yếu đi vào phân tích những biểu hiện văn hóa cũng như

tính cách con người Tây Nguyên để làm hiện lên một cách rõ ràng các giá trị về

văn hóa và con người trong văn học. Từ đó khái quát đặc trưng văn hóa con

người Tây Nguyên trong hệ thống văn hóa, con người Việt Nam.

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Như đã nói ở trên, nghiên cứu đề tài này, người viết muốn đem đến một

cái nhìn tổng thể toàn bộ sáng tác văn xuôi về Tây Nguyên. Và nó có tính chất

15

mở đường cho nghiên cứu về văn học viết về Tây Nguyên một cách có hệ

thống.

Luận án góp phần làm nổi lên bức tranh văn hóa Tây Nguyên từ nhiều

đường nét, màu sắc độc đáo để có thể khẳng định giá trị của một nền văn hóa có

thể sẽ một đi không trở lại nếu không được hiểu đúng và ứng xử đúng về nó.

Luận án cũng góp phần vào việc phân tích tính cách và đặc điểm hình

tượng con người Tây Nguyên thông qua cuộc sống sinh hoạt, lao động và chiến

đấu của họ để từ đó có thể rút ra được những ý nghĩa sâu xa về sự tồn sinh, về

nhân sinh quan tốt đẹp mà con người càng văn minh càng dễ bị đánh mất.

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được triển khai như sau:

Chương 1: Văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945-2000.

Chương 2: Con người Tây Nguyên trong xuôi nghệ thuật 1945-2000.

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện văn hóa con người Tây Nguyên trong văn

xuôi nghệ thuật 1945-2000

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000
  • Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Văn hóa và con người

Upload: nguyencuong089

📎
👁 Lượt xem: 339
Lượt tải: 16

Chất triết lý trong văn xuôi nguyễn khải qua ...

Upload: GiangLake

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 979
Lượt tải: 16

Giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật

Upload: hungtta

📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 457
Lượt tải: 16

Nghệ thuật Tạo thời cơ và chớp thời cơ của ...

Upload: linhdatuan

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 418
Lượt tải: 20

Chúa Trịnh Cương với những cải cách ở phủ ...

Upload: hagsk2003

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 486
Lượt tải: 16

Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi ...

Upload: saodonptqb2003

📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 545
Lượt tải: 16

Vấn đề con người trong tiến trình công ...

Upload: echip901

📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 299
Lượt tải: 16

Lý luận về con người và vấn đề về đào tạo ...

Upload: tranvietce

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 333
Lượt tải: 16

Quản lý Nhà nước trong việc bảo tồn và phát ...

Upload: levanthanh742003

📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 412
Lượt tải: 16

Quan điểm của triết học Mác Lênin về con ...

Upload: hoangphat8899

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 339
Lượt tải: 24

Vấn đề triết học về con người và con người ...

Upload: nguyensonht76

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 243
Lượt tải: 16

Báo chí với vai trò gìn giữ và phát huy bản ...

Upload: kiepdoden155h

📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 298
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn ...

Upload: tudlm

📎 Số trang: 219
👁 Lượt xem: 490
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000 Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945-2000 - Chuyên ngành: Văn học Việt Nam - Họ và tên nghiên cứu sinh: - Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Hữu Tá - Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ pdf Đăng bởi
5 stars - 258133 reviews
Thông tin tài liệu 219 trang Đăng bởi: tudlm - 13/10/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 13/10/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 2000