Mã tài liệu: 269265
Số trang: 14
Định dạng: zip
Dung lượng file: 91 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Vốn luôn được coi là một trong những nhân tố quyết định cho quá trình sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Đặc biệt là để đạt tăng trưởng kinh tế cao, vấn đề tạo nguồn vốn và sử dụng nó một cách có hiệu quả càng trở nên cần thiết đối với tất cả các quốc gia muốn trở thành nước công nghiệp hoá với thời gian ngắn nhất
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, với vị trí là một quốc gia đang phát triển, việc nhận trợ cấp từ nước ngoài để phát triển nền kinh tế còn lạc hậu trong nước là một trong những giải pháp thiết yếu của Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đã thu được những kết quả đáng khả quan như tốc độ tăng trưởng nhanh, lạm phát ở mức có thể kiểm soát được, nhưng để duy trì tốc độ tăng trưởng như vậy thì nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Trong khi đó nền kinh tế nước ta lại có xuất phát điểm thấp, nghèo nàn, lạc hậu nên nguồn vốn trong nước không thể đáp ứng hết nhu cầu về vốn đầu tư đó. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nói riêng là rất quan trọng.
Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ đắc lực cho phát triển hạ tầng cơ sở ở Việt Nam, đồng thời là sự phát triển về mặt xã hội trong thời kì xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bằng việc tiếp nhận và triển khai vốn ODA, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc thu hút và sử dụng vốn ODA vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập.
Theo nhận định của chính phủ, giai đoạn 2006-2010, trong bối cảnh ODA thế giới có nhiều thuận lợi nhưng còn nhiều thách thức, Việt Nam tiếp tục có một số lợi thế để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, song đi cung với nó là không ít những khó khăn cần khắc phục để đạt được hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn trên, tránh tình trạng biến Việt Nam trở thành “ con nợ ” đồng thời thúc đẩy quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong bài tiểu luận dưới đây, tôi xin được trình bày một vài ý kiến về vấn đề thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam, thực trạng cũng như một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Do thời gian có hạn, cũng như khả năng nắm bắt vấn đề còn hạn chế, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô và các bạn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 252
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16