Mã tài liệu: 280551
Số trang: 35
Định dạng: zip
Dung lượng file: 124 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Đói nghèo là một trong các vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, là một hiện tượng khó tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Tuy nhiên, ở mỗi một nước, ngèo đói có những đặc điểm và tính chất khác nhau, nghèo đói thường đi liền với những diễn biến phức tạp về xã hôi. Bản thân vấn đề nghèo đói lại cản trở chính quá trình phát triển.
Điều thường xuyên trăn trở của đảng và nhà nước ta sau hơn 10 năm đổi mới là làm sao để người nghèo có cơ hội thoát khỏi nghèo khổ, những người dân hiện còn đói nghèo có điều kiện thuận lợi, tự vươn lên tổ chức được sản xuất và từng bước cải thiện đời sống.
Trong những năm đổi mới nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng vấn đề phân hoá giàu nghèo đang có xu hướng tăng lên giữa các tầng lớp dân cư và các vùng của đất nước, đây là thách thức lớn đối với toàn Đảng, toàn dân ta.chính vì vậy mà xoá đói giảm nghèo được coi là một chủ trương và quyết sách của Đảng và nhà nước, với mục tiêu “đến năm 2005 về cơ bản không còn hộ đói và chỉ còn khoảng 10% số hộ thuộc diện nghèo” và “đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo” (Nghị quyêt Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX).
Để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi chúng ta phải huy động mọi nguồn lực trong toàn xã hội cùng tham gia vào “cuộc chiến chống đói nghèo”. Tuy nhiên, bao trùm lên toàn bộ nguyên nhân dẫn đến đói nghèo đó là thiếu vốn. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để huy động và sử dụng vốn đầu tư cho xoá đói hiệu quả.
Với lý do trên, em đã chọn đề tài “Vấn đề huy động và và sử dụng vốn đầu tư cho xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn 1996 đến nay”.
Thông qua việc phân tích và đánh giá các số liệu thống kê và tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong và ngoài nước- trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, em xin đưa ra tực trạng huy động và sử dụng vốn cho đầu tư xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1996 đến nay, và qua đó kiến nghị một số giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho xoá đói giảm nghèo.
Kết cấu của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương:
Chương I : Những vấn đề lý luận chung.
Chương II: Thực trạng của việc huy động và sử dụng vốn cho đầu tư xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1996 đến nay.
Chương III: Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn cho đầu tư xoá đói giảm nghèo.
Vì trình độ và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Phan Thu Hiền đã nhiệt tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành đề tài này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16