Mã tài liệu: 218726
Số trang: 279
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 10,304 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .7
4. Phương pháp nghiên cứu 20
5. Những đóng góp mới của luận án 21
6. Cấu trúc của luận án 21
CHƯƠNG 1
VỊ TRÍ CỦA TRUYỆN NGẮN
TRONG DÒNG VĂN HỌC YÊU NƯỚC ĐÔ THỊ MIỀN NAM
GIAI ĐOẠN 1954 – 1965
1.1. Văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965, một bộ phận
khá đặc biệt của văn học Việt Nam 1954 – 1965 .23
1.1.1. Ba bộ phận văn học yêu nước Việt Nam: nền văn học mới miền Bắc,
văn học giải phóng, văn học yêu nước đô thị miền Nam .23
1.1.2. Chính sách xâm lược văn hóa tư tưởng của Mỹ
và tình hình văn học đô thị .26
1.1.3. Phong trào đấu tranh của nhân dân và sức sống của dòng
văn học yêu nước ở các đô thị . 42
1.2. Truyện ngắn trong bức tranh văn học yêu nước đô thị miền Nam
1954 – 1965 52
1.2.1. Truyện ngắn, hình thức tự sự cỡ nhỏ có ưu thế được ưa chuộng . 52
1.2.2. Một thể loại văn xuôi nghệ thuật giàu sức sống của dòng
văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965 57
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG YÊU NƯỚC VÀ TINH THẦN NHÂN VĂN
CỦA TRUYỆN NGẮN TRONG DÒNG VĂN HỌC YÊU NƯỚC
ĐÔ THỊ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1965
2.1. Nội dung yêu nước thấm thía 66
2.1.1. Tiếng nói yêu nước thương nòi 66
2.1.2. Tiếng nói chống chính thể phi nhân . 78
2.1.3. Tiếng nói chống xâm lăng . 89
2.2. Tinh thần nhân văn sâu sắc .104
2.2.1. Phơi bày thảm cảnh đời sống nhân dân .104
2.2.2. Phê phán tư tưởng và lối sống xa lạ .115
2.2.3. Vạch trần bản chất vô nhân đạo, tố cáo âm mưu xâm lược .124
CHƯƠNG 3
HÌNH THỨC TỰ SỰ LINH HOẠT, HIỆN ĐẠI
CỦA TRUYỆN NGẮN TRONG DÒNG VĂN HỌC YÊU NƯỚC
ĐÔ THỊ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1965
3.1. Hình tượng nghệ thuật đa nghĩa . 132
3.1.1. Hình tượng âm thanh . 133
3.1.2. Hình tượng thiên nhiên . 135
3.1.3. Hình tượng con người 139
3.2 Cốt truyện, kết cấu uyển chuyển . 142
3.2.1. Cốt truyện . 142
3.2.2. Kết cấu . 147
3.3. Không gian, thời gian nghệ thuật đa dạng . 157
3.3.1. Không gian nghệ thuật 157
3.3.2. Thời gian nghệ thuật 168
3.4. Miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách sinh động . 176
3.4.1. Tính cách nhân vật phản diện . 177
3.4.2. Tính cách nhân vật chính diện . 181
3.5. Ngôn từ gợi tả, giàu chất sống hiện đại . 185
3.5.1. Nguyên tắc đa thanh, phức điệu 186
3.5.2. Các phương tiện tu từ 190
KẾT LUẬN . 198
CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Sơ lược tiểu sử tác giả truyện ngắn tiêu biểu giai đoạn 1954 -1965
2. Ảnh và bút tích tác giả truyện ngắn tiêu biểu giai đoạn 1954 - 1965
3. Ảnh một số báo chí, truyện ngắn giai đoạn 1954 – 1965
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hơn ba mươi năm từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống
nhất, mọi mặt đời sống tinh thần, vật chất của nhan dân ta đã có nhiều đổi thay
tích cực. Nhu cầu học tập, nghiên cứu văn học không ngừng tăng lên. Thực tế đó
đòi hỏi cần phải có nhiều hơn nữa những công trình nghiên cứu về thể loại, dòng
(khuynh hướng) hay giai đoạn văn học; thẩm định đóng góp của những tác giả,
tác phẩm tiêu biểu, góp phần làm cho bức tranh văn học Việt Nam càng thêm
sáng rõ về nhiều phương diện: văn học sử, lý luận và phê bình văn học.
Do đặc thù lịch sử, hơn hai thập kỷ đất nước chia cắt và chiến tranh, vùng đô
thị miền Nam đặt dưới sự kiểm soát của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Tồn tại bên
cạnh nhiều sản phẩm văn học khác nhau của chế độ, văn học yêu nước đô thị
miền Nam trong suốt quá trình hình thành và phát trien đã góp phần xứng đáng
vào chiến thắng to lớn của dân tộc trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập, dân
chủ và thống nhất Tổ Quốc. Nhiều thế hệ sau 1975 không khỏi ngạc nhiên, vì sao
trong một hoàn cảnh chính trị - tư tưởng, văn hoá - xã hội phức tạp như thế, dòng
văn học này “không chỉ có giá trị phục vụ kịp thời mà không ít tác phẩm thực sự
có giá trị lâu dài, chịu đựng được sự thử thách cuả thời gian” [400, tr. 127]. Dù
vậy, vì những lí do khác nhau, đến nay công trình nghiên cứu liên quan đến dòng
văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975) nói chung, giai đoạn 1954 –
1965 nói riêng, vẫn còn rất ít ỏi, chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế. Nhiều giáo
trình chuyên ngành bậc đại học hay sách giáo khoa trung học, phần biên soạn về
văn học đô thị miền Nam trước 1975 chỉ có tính khái quát, đôi khi rất sơ lược.
Nghiên cứu về thể loại văn học càng hiếm hoi. Truyện ngắn, một thể loại “đạt
2
được những thành tựu rất đặc sắc” [359, tr. 5] của dòng văn học yêu nước, vẫn
chưa có công trình nghiên cứu toàn diện và hệ thống.
Để làm nên thành tựu của dòng văn học này, nhiều nhà văn - chiến sĩ hoạt
động trong lòng đô thị miền Nam đã ngã xuống hay bị bắt bớ, tù đày. Và theo qui
luật sinh tồn, nhiều người từng là chứng nhân sinh động của một thời kì lịch sử
cam go, sôi động và hào hùng này, sau 1975, đã lần lượt yên nghỉ. Điều đó khiến
cho nhu cầu tìm hiểu, nghien cứu trở nên bức thiết hơn bao giờ hết để có được
những nhận xét, đánh giá toàn diện về dòng văn học có nhiều đóng góp này.
Trên cơ sở những nhận thức vừa nêu, chúng tôi quyết định chọn đề tài luận
án: “Truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954
– 1965” .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị
miền Nam đã hình thành và phát triển từ 1954 đến 1965, luận án sẽ tập trung giải
quyết các yêu cầu cơ bản sau:
Về mặt lý luận: Thông qua tìm hiểu khái quát ba bộ phận văn học yêu nước
Việt Nam 1954 –1965, luận án làm rõ vị trí của truyện ngắn trong bưc tranh văn
học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn này. Trên cơ sở khảo sát những thành
tựu tiêu biểu, luận án đi sâu trình bày, phân tích những điểm nổi bật về nội dung
tư tưởng và hình thức nghệ thuật của truyện ngắn. Từ đó, khẳng định những đóng
góp mang sắc thái riêng của truyện ngắn và dòng văn học yêu nước đô thị miền
Nam 1954 - 1965 trong tiến trình văn học sử dân tộc và trong cuộc đấu tranh giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Về mặt thực tiễn: Hai mươi mốt năm chia cắt đất nước đưa đến vô vàn khó
khăn khi tiếp cận quá trình diễn biến của những dòng văn học khác nhau vùng đô
thị miền Nam trước năm 1975. Thế nhưng, vượt qua những trở ngại khách quan,
3
nhiều cây bút lý luận, nghiên cứu – phê bình ở cả hai miền Nam Bắc, kể cả trong
vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn, vẫn thường xuyên có những bài viết
sắc sảo, những công trình nghiên cứu công phu về dòng văn học yêu nước đô thị
miền Nam. Từ khi đất nước hòa bình, thống nhất, những khó khăn khách quan
trên không còn. Nhưng để có được những nhận xét, đánh giá về bất kỳ một hiện
tượng văn học nào cũng cần phải có một độ lùi lịch sử nhất định. Việc xem xét,
đánh giá sao cho công bằng thành tựu truyện ngắn cùng đóng góp của những nhà
văn yêu nước trước chính sách xâm lược văn hóa tư tưởng của Mỹ và sự khủng
bố, đàn áp của chính quyền Sài Gòn không phải là việc dễ dàng, khi sự cọ xát
chủ yếu vẫn trên tinh than văn bản tác phẩm. Dù vậy, người viết luôn mong
muốn góp tiếng nói của mình vào việc giữ gìn di sản văn học dân tộc đã hình
thành và phát triển trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước. Làm được
điều này, luận án sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của độc giả
về dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975) nói chung, thể loại
truyện ngắn giai đoạn 1954 – 1965 nói riêng.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị
miền Nam từ khi hiệp định Genève ký kết (20-7-1954), đất nước tạm chia hai
miền, đến khoảng giữa năm 1965, khi Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam Việ t
Nam tiến hành chiến tranh cục bộ. Trong khoảng thời gian đó, tình hình văn học
có những biến chuyển phù hợp với thực tế đấu tranh yêu nước bước sang một giai
đoạn mới. Vấn đề chủ yếu luận án tập trung khảo sát chính là nội dung yêu nước,
tinh thần nhân văn và hình thức tự sự linh hoạt, hiện đại đã làm nên vị trí truyện
ngắn như một thể loại văn xuôi nghệ thuật giàu sức sống và đươc ưa chuộng
trong bức tranh văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 - 1965.
4
Ở đây, khái niệm “yêu nước” thể hiện nội dung, tính chất, nét độc đáo của
dòng văn học cần được xác định để làm rõ đối tượng nghiên cứu của luận án. Là
sản phẩm nghệ thuật thể hiện sức mạnh tình cảm và trí tuệ nhân dân, văn học
yêu nước đô thị miền Nam ra đời từ ngòi bút của những con người ở nhiều vị trí
và hoàn cảnh sống khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của cách
mạng và kháng chiến. Họ có thể là cán bộ kháng chiến “nằm vùng” hay người
công dân yêu nước bình thường, đồng tình với cộng sản hay không, đứng trên lập
trường cách mạng hay lập trường dân tộc ; những gì họ viết ra phai làm sao
vượt qua được chế độ kiểm duyệt của chính quyền nham cổ vũ hòa bình, chống
chiến tranh xâm lược, khơi dậy truyền thống quật cươn g, khích lệ tinh thần dân
tộc, tình đoàn kết yêu thương giống nòi. Tùy thực tế diễn biến chính sách xâm
lược của Mỹ, sự khủng bố đàn áp của nhà cầm quyền, sự chỉ đạo của Đảng (đối
với những nhà văn cách mạng hoạt động công khai), phong trào đấu tranh của
nhân dân đô thị, mà mỗi người tự xác định nội dung yêu nước và hình thức thể
hiện các sáng tác của mình sao cho phù hợp. Như vậy, dù mức độ có khác nhau,
tác phẩm của họ vẫn mang hơi thở nhân dân, sức sống dân tộc, thấm đượm tình
yêu quê hương đất nước và tinh thần nhân văn.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Xác định phạm vi nghiên cứu 11 năm đầu (1954 – 1965) hình thành và phát
triển của truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị, người viết căn cứ vào
những biến đổi của tình hình văn học đồng hành với những đổi thay của bối cảnh
xã hội - chính trị, văn hóa - tư tưởng diễn ra ở miền Nam trong thời gian này.
Mốc 1965 là thời điểm bộ mặt xâm lược của Mỹ hoàn toàn lộ diện khi quyết
định can thiệp sâu bằng quân sự. Ao tưởng về một nền dân chủ, tự do kiểu
phương Tây nhanh chóng tan biến trong nhận thức của nhiều người dân thành thị.
Đây cũng là thời điểm của những cao trào chống Mỹ công khai, trực diện trên
5
văn đàn đô thị. Cuộc “đụng đầu” lịch sử này đã phat huy cao nhất tư cách công
dân và phẩm chất nghệ sĩ trong mỗi nhà văn yêu nước. Những ai có lương tâm và
lương tri đều tìm cách cất lên tiếng nói “tự tình dân tộc” bằng phương tiện sẵn có
của mình, bất chấp sự đàn áp của chính quyền. So vơi trước đó, sự biến đổi của
dòng văn học diễn ra rõ nhất ở phương diện thi pháp thể loại, thể hiện qua nghệ
thuật xây dựng hình tượng, kết cấu, không gian, thời gian, ngôn từ Đây cũng là
lúc văn học chính thống của chế độ nhận được sự chi viện mạnh mẽ từ chính sách
xâm lược của Mỹ và sự hỗ trợ tích cực, bền bỉ từ chính quyền Sài Gòn.
Tuy vậy, cần phải thấy rằng, chính trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc đấu
tranh yêu nước, nhất là từ 1954 đến 1960, mà mỗi thành tựu của dòng văn học
yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965 đều mang trong nó ý nghĩa và
giá trị riêng vượt lên tư hoàn cảnh khủng bố, đàn áp khốc liệt của chính quyền
được Mỹ gầy dựng và không ngừng củng cố. Đó là lúc lực lượng sáng tác chưa
đông. Sự hậu thuẫn của nhân dân chưa thật mạnh mẽ. Phong trào yêu nước chưa
có chỗ dựa vững chắc là các vùng giải phóng như giai đoạn sau. Niềm mơ ước
của nhân dân miền Nam về một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất
hình thành từ quyền tự quyết của nhân dân hai miền theo tinh thần hiệp định
Genève tuy còn, nhưng đã trở nên mờ nhạt từ cuối 1956 trở đi. Cảm hứng yêu
nước, chống ngoại xâm chưa thể có được khí thế hừng hực, nóng bỏng của giai
đoạn sau. Cách viết biểu tượng hai mặt trở thành phổ biến, khác lối viết trực diện
sau này
Hình thành và phát triển từ thực tiễn đấu tranh của nhân dân, truyện ngắn
trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965 gắn liền với
tên tuổi của những nhà văn tiêu biểu như Lý Văn Sâm, Thẩm Thệ Hà, Trang Thế
Hy, Lê Vĩnh Hòa, Viễn Phương, Tô Nguyệt Đình, Sơn Nam, Vũ Hạnh, Bình
Nguyên Lộc, Võ Hồng, Nguyễn Văn Xuân, Vân Trang, Lưu Nghi, Nhất Tiếu,
6
Phan Du, Lê Văn, Thiên Giang, Võ Đình Cường, Lê Quang Vịnh Độc giả tìm
thấy sáng tác của họ đăng trên báo chí tiến bộ hoặc không hẳn tiến bộ đương
thời. Dù nhà văn luôn tìm mọi cách vừa viết vừa “lách” để tránh sự kiểm duyệt
gắt gao, vẫn có nhiều truyện ngắn không thể vươt qua được “chế độ Hốt - Cắt -
Đục” (từ của Nguyễn Ngọc Lan) [400, tr. 490] của chính quyền Sài Gòn. Hệ quả
đưa đến là truyện bị đục bỏ, báo chí đăng tải bị tịch thu tiêu hủy, tòa soạn bị
đóng cửa, thậm chí cảnh bắt bớ, tù đày ập đến cho người viết. Điều này khiến
việc sưu tầm tư liệu gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, trong trận tuyến đấu tranh
lâu dài và phức tạp, sáng tác văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng xuất hiện
rất đa dạng. Vì thế, việc tập hợp cũng không được dễ dàng. Nhiều báo chí trước
đây hay đăng những sáng tác truyện ngắn còn lại đen nay thường không liên tuc
các số trong năm, hay giữa các năm với nhau. Lý do có thể do điều kiện baỏ
quản của thư viện chưa thật tốt, và một phần bị hủy sau ngày 30 - 4 - 1975. Mặc
dù vậy, người viết vẫn hết sức cố gắng tập hợp càng nhiều càng tốt khối lượng
truyện ngắn của trên 40 tác giả đăng ở 12 tờ báo chí tiêu biểu xuất hiện hợp pháp
từ 1954 đến 1965, gồm Nhân Loại, Duy Tân, Điện Báo, Công Lý, Tiểu Thuyết
Thứ Bảy, Bách Khoa, Vui Sống, Mã Thượng, Tiếng Chuông, Mai, Văn, Văn Học
hiện lưu giữ (tuy không đầy đủ) trong các thư viện lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh;
sưu tầm một số tập truyện ngắn xuất bản trước 1975 (để đối chiếu); bổ sung số
truyện ngắn đăng trên Bách Khoa được đưa lên mạng internet Đó là lý do luận
án có nhiều đơn vị tài liệu tham khảo. Trong phạm vi nội dung nghiên cứu, luận
án đề cập đến hơn 20 tác giả tiêu biểu. Những tác giả khác, người viết xem là
phần đóng góp tài liệu nghiên cứu về dòng văn học này.
Có phần thuận lợi khi gần đây các tuyển tập (cùng lời giới thiệu) Lê Vĩnh
Hòa, Võ Hồng, Bình Nguyên Lộc, Lý Văn Sâm, Nguyễn Văn Xuân; sách viết về
thân thế, sự nghiệp Dương Tử Giang, Lý Văn Sâm, Thẩm Thệ Hà đã ra mắt độc
7
giả. Nhiều tập truyện ngắn Vũ Bằng, Vũ Hạnh, Trang Thế Hy, Sơn Nam, Viễn
Phương, Võ Hồng được in hoặc tái bản. Bài viết về những nhà văn dòng văn
học yêu nước đô thị miền Nam thỉnh thoảng xuất hiện trên báo, tạp chí. Hồi ký
Sơn Nam, Vũ Hạnh; sách viết về văn hóa, văn học và phong trào đấu tranh đô thị
lần lượt ra đời. Vài luận văn thạc sĩ chọn đề tài về Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam.
Một số bài viết về văn học đô thị đăng trên Tạp chí Văn học trước đây được đưa
lên mạng internet Nguồn tư liệu khác người viết có được qua tiếp xúc, phỏng
vấn các nhà văn (Sơn Nam, Vũ Hạnh, Viễn Phương, Nhất Tiếu, Thẩm Thệ Hà,
Đinh Bằng Phi ), gia đình nhà văn và một số nhà nghiên cứu về Tô Nguyệt
Đình, Lý Văn Sâm, Dương Tư Giang Tất cả được xem la phạm vi tư liệu
nghiên cứu của luận án.
Do tính liên tục của quá trình phát triển văn học đô thị, những ảnh hưởng tác
động qua lại giữa các dòng văn học, nên trong quá trình triển khai, luận án có so
sánh một số tác phẩm khac cùng hay không cùng giai đoạn để làm nổi bật nội
dung đề tài
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 167
👁 Lượt xem: 876
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 167
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 212
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 279
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16