Tìm tài liệu

Toan cau hoa thuong mai va doi ngheo Bai hoc tu nganh ca phe Viet Nam

Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam

Upload bởi: ldkhoa2006

Mã tài liệu: 243234

Số trang: 31

Định dạng: doc

Dung lượng file: 539 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

1. NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÀ PHÊ: TỪ THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ ĐẾN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1.1. Cung cầu của thị trường cà phê thế giới

Các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê chính trên thế giới gồm một số nước ở Nam Mỹ, châu á và châu Phi. Nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới là Brazil, Colombia, Mexico, Guatemala, Bờ Biển Ngà, Costa Rica (Nam Mỹ), Uganda (Châu Phi), Việt Nam, Indonesia, ấn Độ. Trong đó, Brazil luôn đứng đầu danh sách các nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới với thị phần khoảng 28%. Colombia cũng luôn đứng thứ hai trong danh sách này trong một thời kỳ dài, tuy nhiên từ năm 2000 vị trí này đã thuộc về Việt Nam. Giai đoạn 1991- 2000, sản lượng cà phê trên thế giới tăng 3,7%/ năm.

Thị phần các nước xuất khẩu chính

Nguồn: ICO.

Mặc dù cà phê được trồng ở các nước đang phát triển nhưng hầu hết các nước tiêu dùng cà phê là các nước công nghiệp. Những thị trường tiêu thụ cà phê lớn là EU, Mỹ và Nhật Bản. Thị trường châu âu mỗi năm tiêu thụ khoảng 2 triệu tấn chiếm khoảng 40% tổng cầu về cà phê trên thế giới. Mỹ chiếm 24% và Nhật là trên 10% tổng cầu.

Các nước nhập khẩu chính (%)

Nguồn: ICO.

Các nước xuất khẩu cà phê chỉ tiêu dùng một lượng cà phê chiếm trên 20% tổng cầu cà phê thế giới. Một nửa trong số 20% này được tiêu dùng tại Brazil, nước có mức tiêu thụ trong nội địa chiếm tới 40% tổng sản lượng sản xuất ra. Mức tiêu thụ nội địa hiện tại của các nước sản xuất cà phê, trừ Brazil rất thấp so với mức tiêu dùng tiềm năng. Mức tiêu dùng cà phê ở Indonesia và Việt Nam, hai nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới, tương ứng là 0,5 và 0,37 kg trong khi mức tiêu dùng cà phê bình quân đầu người trên thế giới năm 1998 là 4,63 kg/người trong đó Mỹ là 4,14 kg/người, EU là 5,52 kg/người, Nhật là 3,92 kg/người, Brazil là 4,58 kg/người.

Kể từ những năm 90, trong khi tốc độ tăng trưởng cầu tại những nước nhập khẩu truyền thống, chủ yếu là các nước phát triển, có chiều hướng đi xuống, tiêu dùng cà phê của những nước đang phát triển tăng nhanh, đạt mức 9%/năm. Mức tiêu dùng bình quân trong vòng 10 năm trở lại đây đã giảm 38,5% ở Hà Lan, 27,8% ở Thuỵ Điển và 32% ở Bỉ, 18,9% ở Đức và 4,5% ở Mỹ. Tính chung kể từ thập kỷ 90, cầu cà phê chỉ tăng ở mức 1,5%/năm, rất chậm so với cung. Mức tiêu thụ tăng chậm trong khi sản lượng sản xuất tăng đã đẩy giá cà phê xuống rất thấp trong những năm vừa qua. Một số đặc điểm chính của thị trường cà phê toàn cầu gồm có:

Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu cà phê ở các nước lớn nhìn chung đang tăng chậm lại. Trong khi đó, một số thị trường đang tăng nhu cầu mạnh, và bắt đầu xuất hiện một số nhu cầu tiêu thụ loại cà phê mới, như cà phê hoà tan giá rẻ.

Thứ hai, nhu cầu tiêu thụ cà phê thay đổi còn do chất lượng cà phê. Các Công ty chế biến đang tìm cách cải thiện hương vị cà phê tự nhiên bằng quá trình dùng hơi nước loại bỏ vị chát của hạt cà phê.

Thứ ba, do tình hình biến động mạnh của thị trường cà phê, các Công ty chế biến có xu hướng dự trữ lượng cà phê trong kho ít đi mà bù lại, lựa chọn các nhà cung cấp có năng lực vận chuyển tốt hơn. Chính điều này đã dẫn đến nguồn cung cấp cà phê cho thị trường thế giới phụ thuộc chủ yếu vào một số ít những Công ty thương mại lớn.

Thứ tư, tiêu thụ cà phê cũng thay đổi do trên thị trường đã xuất hiện nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê chất lượng như loại đặc sản và loại có đặc trưng riêng biệt.

Thêm vào đó, thu nhập cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường cà phê. Cà phê tiêu thụ tăng mạnh ở Đông Âu nhưng rất chậm tại thị trường Bắc Âu, đặc biệt là Đức. Tuy nhiên, các nước Đông Âu và một số nước Châu á - sau khi phục hồi nền kinh tế – lại có xu hướng tiêu thụ cà phê robusta giá rẻ. Trước tình hình đó, các nhà sản xuất Brazil đã thực hiện một chính sách mới, tập trung cung cấp cà phê cho thị trường nội địa. Chính sách này đã làm nhu cầu tiêu dùng cà phê ngay tại Brazil tăng lên, đưa Brazil thành nước tiêu thụ cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Sau Brazil, một loạt các nước vùng Trung Mỹ đã áp dụng chiến lược này.

1.2. Độc quyền của các công ty đa quốc gia

Trên thế giới hiện đang diễn ra xu hướng sát nhập các tập đoàn kinh tế nhằm tạo lợi thế độc quyền, giảm chi phí dựa trên lợi thế kinh tế nhờ qui mô trong hầu hết các lĩnh vực như hàng không, dầu lửa, thép, nhôm và các tập đoàn chế biến nông lâm sản. Xu hướng này cũng diễn ra tương tự trong ngành cà phê. 5 tập đoàn lớn nhất hiện thâu tóm tới 70% lượng cà phê giao dịch trên thị trường thế giới, tạo nên lợi thế tập quyền mua.

Độc quyền của ngành công nghiệp rang xay thế giới

Nguồn: Trung tâm thông tin NN & PTNT

Giữa tháng 5 năm 2001, Oxfam xuất bản một báo cáo nêu rõ hàng triệu người trồng cà phê đang sống trong điều kiện khó khăn trong khi đó các hãng chế biến (như Nestle) lại hưởng lợi. Báo cáo cho rằng mặc dù giá cà phê sơ chế giảm sút đội ngột, giá các sản phẩm chế biến dường như không thay đổi. Oxfam đề cập tới khoảng cách giầu-nghèo trong ngành cà phê đang tăng lên với việc giảm giá liên tục của cà phê thô hay sơ chế.

Mặc dù chưa có tính toán chính xác nào về ảnh hưởng tiêu cực của độc quyền mua trên thị trường thế giới nhưng chi phí xuất khẩu cà phê thô chỉ chiếm 7% trong chi phí chế biến sản phẩm cuối cùng. Các bộ phận khác của chi phí còn lại là chế biến, vận chuyển, lưu kho, giá bán lẻ và thuế. Rất nhiều khoản thuế, như thuế xuất khẩu, thuế bán lẻ, và chi phí lao động là chi phí cố định, nhưng chúng chiếm một tỷ phần chi phí rất cao. Hơn nữa, một số loại chi phí như chi phí vận chuyển, lưu kho hay bảo hiểm phí lại đang có xu hướng tăng dần trong thời gian gần đây. Kết quả là mặc dù giá cà phê thô đã giảm đột ngột nhưng giá cà phê chế biến lại không. Ví dụ khi giá cà phê thô giảm 41,17 cents/pound vào tháng 9/2001 từ 71,94 cents/pound ở thời điểm tháng 9/1999, tính bình quân 43% trong vòng 2 năm. Với những chi phí khác là bằng nhau, giá các sản phẩm chế biến phải giảm khoảng 3%. Nếu chi phí vận chuyển, lưu kho và bảo hiểm chiếm 15% trong tổng chi phí chế biến cà phê và nếu chúng cùng lúc tăng 20% trong vòng 2 năm thì giá của các sản phẩm chế biến mới không thay đổi. Điều này chắc chắn sẽ không xẩy ra trên thực tế

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam
  • Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Ảnh hưởng của thương mại cà phê toàn cầu đến ...

Upload: duyha1983

📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 390
Lượt tải: 17

Xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam

Upload: nhoxsieuquay_te3nboy9x

📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 381
Lượt tải: 16

Xác định khả năng cạnh tranh của ngành sản ...

Upload: dangduccaongantn

📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 350
Lượt tải: 16

Giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh ...

Upload: wisebull

📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 354
Lượt tải: 16

Giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh ...

Upload: quyen_sqkq

📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 336
Lượt tải: 16

Khả năng thâm nhập của ngành cà phê Việt Nam ...

Upload: ttrangikt

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 332
Lượt tải: 18

Bài học từ gói Kích cầu hướng đi cho Việt ...

Upload: thanhtungvnn1234

📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 528
Lượt tải: 16

Dự án hợp tác đào tạo giữa Đại học Thương ...

Upload: giairtris

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 408
Lượt tải: 16

Một số cải cách chính sách thương mại của ...

Upload: trinhbang1984

📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 346
Lượt tải: 16

Phân tích vấn đề nghèo đói ở việt nam và đề ...

Upload: cdtuan88

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 480
Lượt tải: 20

Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê tại công ...

Upload: khoanchung79

📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 401
Lượt tải: 16

Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học của cây ...

Upload: thuydb

📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 618
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học ...

Upload: ldkhoa2006

📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 236
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam 1. NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÀ PHÊ: TỪ THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ ĐẾN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC 1.1. Cung cầu của thị trường cà phê thế giới Các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê chính trên thế giới gồm một số nước ở Nam Mỹ, châu á và châu Phi. Nước xuất khẩu cà phê doc Đăng bởi
5 stars - 243234 reviews
Thông tin tài liệu 31 trang Đăng bởi: ldkhoa2006 - 19/09/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 19/09/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Toàn cầu hóa thương mại và đói nghèo Bài học từ ngành cà phê Việt Nam