Tìm tài liệu

Tinh chat quoc te va hoi nhap trong viec viet danh phap hoa hoc

Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học

Upload bởi: zodi_80

Mã tài liệu: 214270

Số trang: 17

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 417 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

TÓM TẮT: Bài báo bao gồm các phần lịch sử, nhận định, danh pháp, thuật ngữ, danh

từ riêng, đơn vị đo lường và đề nghị. Hơn ba mươi năm qua từ sau 1975 đến nay, một số rất

lớn nguyên tắc danh pháp hóa học đã được đưa ra sử dụng. Hiện nay một số trong những

nguyên tắc dó cần phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu quốc tế và hội nhập của chính phủ

chúng ta. Đồng thời, tổ chức IUPAC cũng luôn luôn kêu gọi các quốc gia trên thế giới nên có

một tiếng nói chung về danh pháp hóa học. Bên cạnh đó, sự cải tiến cách viết danh pháp hóa

học còn có một vai trò rất quan trọng khi sinh viên tìm kiếm thông tin hoặc đi du học về hóa

học.

1. LỊCH SỬ

Ngược dòng lịch sử về vấn đề viết danh pháp hóa học của hai miền Nam và Bắc Việt Nam

trước và sau năm 1975:

Ngay từ trước cách mạng tháng Tám 1945, vào năm 1942 trong Danh Từ Khoa Học, ông

Hoàng Xuân Hãn đã đề nghị: . nên dùng các vần ce, ci, cy, ge, gy và phụ âm cuối l vốn

không có trong tiếng Việt .

Trong bài báo “Chuẩn hóa thuật ngữ Khoa học tiếng Việt” Giáo sư Lê Khả Kế đã viết:

. Đến năm 1960, Ủy ban Khoa học Nhà nước ra một quyết định tạm thời về nguyên tắc biên

soạn danh từ khoa học tự nhiên (Tin tức Khoa học, 1, 1960): aldehyd, glucoz, protid, Cách

làm của miền Nam trong thời gian đó cũng làm tương tự như vậy. . Đến những năm 1979-

1980, Viện Ngôn ngữ học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Trung tâm

Biên soạn sách Cải cách Giáo dục tổ chức hội nghị tại Hà Nội, Huế, thành phố HCM để bàn lại

vấn đề này với phiên chuyển theo chữ viết là chính. . Biện pháp này có thể gây một số khó

khăn cho người học, nhất là những người không biết sinh ngữ. Nhưng thiết tưởng nên có cách

nhìn xa

30/11/1980: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam Giáo sư Phạm Huy

Thông và Thứ trưởng Bộ Giáo dục Võ Thuần Nho đã ký “Một số qui định trong sách giáo

khoa cải cách giáo dục”: . Cho phép bảng chữ cái tiếng Việt có thêm các con chữ: F, J, W, Z

dùng để viết tên riêng nước ngoài và thuật ngữ có gốc nước ngoài .

25/12/1982: Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình ký Quyết định thành lập: ”Hội

đồng xét duyệt nguyên tắc thống nhất cách phiên thuật ngữ trong sách cải tiến giáo dục”. (12

người), ”Hội đồng xét duyệt nguyên tắc chính tả trong sách cải cách giáo dục” (9 người) với

sự thỏa thuận của các ông Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Đại

học và Trung học Chuyên nghiệp, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam. Trong đó có sự tham

dự của Giáo sư Lê Văn Thới, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ.

1/7/1983: Giáo sư Phạm Huy Thông và Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn thay mặt Hội đồng

Chuẩn hóa Chính tả và Hội đồng Chuẩn hóa Thuật ngữ ký ban hành Quyết nghị mà nội dung

sau này trở thành Quyết định của Bộ trưởng).

19/8/1983, trong bài “Một số vấn đề xung quanh việc chuẩn hóa chính tả và thuật ngữ”.

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Toàn đã viết: . tránh chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, . tính nhất

Science & Technology Development, Vol 11, No.01 - 2008

Trang 52

quán trong chuẩn hóa, . ngoài it cần có thêm id, phân biệt on và ol . nên viết acid, parabol

cho gần gũi với quốc tế, . giữ nguyên dạng tên một số đơn vị đo lường: gauss, watt, coulomb,

Đọc theo âm ở đâu? Lấy âm Thủ đô chăng? Ngay điều đó cũng gây ra biết bao nhiêu tranh

cãi .

9/1983: trong bài “Việc thực hiện các qui định về chuẩn hóa chính tả và thuật ngữ trong

sách giáo khoa và trong nhà trường”. Phó Giám đốc Trung tâm Biên soạn sách Cải cách Giáo

dục và nhà Xuất bản Giáo dục ông Hồ Cơ đã viết: .Hằng năm, đối với bất kỳ nước nào,

đều có sự du nhập thuật ngữ. .Làm thế nào cho người nước ngoài nhận biết dễ dàng thuật ngữ

của ta và người nước ta nhận biết ngay thuật ngữ khi đọc sách hoặc khi giao tiếp với bên

ngoài Viết centimet hơn là xăngtimét, viết gram hơn là gam, viết acid hơn là axít, viết sulfur

hơn là sunfua, . Nên mở rộng tiếng Việt có nguyên tắc, vì tiền đồ đất nước là hợp với qui

luật, đáp ứng được yêu cầu bức thiết của dân tộc.

24/5/1983, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng trong lần gặp bộ phận thường

trực của hai hội đồng đã căn dặn: làm từng bước, đừng để dồn, nhưng không nên để lâu!

5/3/1984: Bộ trưởng Bộ Gáo dục Nguyễn Thị Bình ra Quyết định về: “Qui định về

chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt” Trong qui định có ghi: . Tôn trọng tên riêng

bằng chữ cái latin, .Qui định về thuật ngữ: cho phép dùng: thêm phụ âm: f, j, w, z, . tổ hợp

phụ âm cuối: acid, sulfur, laser, parabol, fluor, không chấp nhận đổi: ce thành xe, ur thành

ua,

Trong bài “Về hai vấn đề chính hiện nay trong việc qui định chính tả”. Giáo sư Tiến sĩ

Phạm Huy Thông có viết: . Không phiên âm nửa vời tên riêng nước ngoài, không viết lai

căng thuật ngữ khoa học như: Uy-liêm Sếch-xpia, axít sunfuric mà nên viết: William

Shakespeare, acid sulfuric. . Có những chủ trương phiên âm để tránh lai căng, mà thực tế lại

chính do phiên âm làm cho lai căng tiếng Việt Chủ trương viết thuật ngữ khoa học và kỹ

thuật theo một dạng gần gũi nhất những dạng quốc tế. . Dạng viết Latin hay Latin hóa, đó là

cái cốt lõi nhất để giao lưu quốc tế một cách chính xác nhất Có kế hoạch chuẩn bị từng

bước từ trường phổ thông lên đại học có chua phiên âm đến thôi chua. Chủ tịch Hội đồng Bộ

trưởng Phạm Văn Đồng tán thành chủ trương và biện pháp này.

Trong bài “Về tên riêng”, Giáo sư Hoàng Tuệ đã viết: Phát âm nhầm đưa đến phiên âm

nhầm.

Trong bài “Về sự Hình thành và Phát triển Thuật ngữ tiếng Việt”, Phó Viện trưởng Viện

Ngôn ngữ học Hoàng Văn Hành có viết: .Cách viết: polimer, acid, vitamin, sulfat, carbur,

hidrur càng ngày càng trở nên thông thường dễ hiểu Có khuynh hướng tiếp nhận thẳng các

thuật ngữ có nguồn gốc Âu châu trong thới gian gần đây trong các ngành khoa học tự nhiên:

hóa học, dược học,

Trong bài “Người giáo viên trước các vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt”. Giáo sư Hoàng Tuệ

. Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học có viết:. Đã từng có băn khoăn: nói đến “sự trong

sáng” của ngôn ngữ thì phải chăng sử dụng một khái niệm cũ, phi biện chứng, và đặc biệt tỏ ra

dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi. Không phủ nhận được một thực tế là sự phát triển không ngừng

của tiếng Việt, cũng như của bất kỳ ngôn ngữ nào.

Trong bài “Vấn đề chuẩn chính tả”, Giáo sư Hoàng Phê (Viện Ngôn ngữ học) đã

viết:. Chúng ta cũng đã có được một thực tế: trước ngày miền Nam giải phóng, phổ biến

trên sách báo miền Nam là viết nguyên dạng tên riêng nước ngoài và không thấy có ai phản

ứng gì trước việc đó. Cho nên đừng đánh giá quá thấp cái khả năng tiếp nhận của quần

chúng, của học sinh, và cũng nên nhận thức cái khả năng ấy một cách biện chứng .

Trong miền Nam, từ năm 1967, Bộ Giáo dục có ra một nghị định thành lập Ủy ban Quốc

gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn mà chủ tịch là Giáo sư Lê Văn Thới. Trong ủy ban này có

TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 11, SỐ 01 - 2008

Trang 53

12 ban Chuyên môn: ban Luật khoa, ban Văn khoa, ban Khoa học, ban Y khoa, ban Dược

khoa, ban Nha khoa, ban Sư phạm, ban Kỹ thuật, ban Mỹ thuật, ban Kiến trúc, ban Nông Lâm

Súc, ban Nguyên tử năng .

Ngay từ năm 1962, tại Sài gòn đã xuất bản một số sách mang tên Danh từ Chuyên môn

chủ yếu thuộc ban Khoa học như: Danh từ Vật lý (1962) , Danh Từ Hoá học (1963) ,

Danh từ Toán học (1964) , Danh từ Thực vật (1964) , Danh từ Động vật (1965) .

Ngoài ra các chuyên ngành khác cũng có phát hành một số sách như: Danh từ Mỹ thuật (1973)

, Ngữ vựng Nguyên tử năng (1969) , Danh từ Dược học (1970) , Danh từ Nguyên

tử năng (1970) .

Cùng thời gian đó, Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Giáo dục có ấn hành Nội san Danh từ

Chuyên môn, tặng rộng rãi để lấy ý kiến quần chúng góp ý cho Ủy ban Quốc gia Soạn thảo

Danh từ Chuyên môn, từ số 1 (1970) đến số 6 (1972) .

Điểm quan trọng cần phải nói là tất cả sách báo có liên quan đến hóa học ở miền Nam

trước năm 1975 đều thống nhất sử dụng thuật ngữ và danh pháp hoá học của Ủy ban

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học
  • Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học
  • Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học
  • Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học
  • Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học
  • Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học
  • Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học
  • Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học
  • Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học
  • Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học
  • Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học
  • Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học
  • Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học
  • Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học
  • Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Thực trạng và thách thức của Việt Nam trong ...

Upload: vi_kom69

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 501
Lượt tải: 16

Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề việc làm ...

Upload: hoangcamy

📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 268
Lượt tải: 16

Thực trạng và giải pháp của việc xây dựng ...

Upload: dakido131

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 292
Lượt tải: 16

Thị trường hàng điện tử Việt Nam thực trạng ...

Upload: nguahoang072000

📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 348
Lượt tải: 16

Xuất khẩu lao động Việt Nam giải pháp tạo ...

Upload: nhocsock_kute9399

📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 356
Lượt tải: 16

Xuất khẩu lao động việt nam giải pháp tạo ...

Upload: skjgdhgf

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 307
Lượt tải: 16

Xuất khẩu lao động Việt Nam giải pháp tạo ...

Upload: phamthioanh1980dn

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 517
Lượt tải: 16

Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Hoa ...

Upload: itsme_giang

📎 Số trang: 148
👁 Lượt xem: 425
Lượt tải: 16

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn ...

Upload: quynhtramtv

📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 476
Lượt tải: 17

Định hướng hoàn thiện chính sách thuế trong ...

Upload: mrkamen

📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 626
Lượt tải: 16

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả ...

Upload: vienhuynh1971

📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 294
Lượt tải: 16

Thực trạng cơ hội thách thức và giải pháp ...

Upload: oOo_oanh_oOo

📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 395
Lượt tải: 20

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc ...

Upload: zodi_80

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 205
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học TÓM TẮT: Bài báo bao gồm các phần lịch sử, nhận định, danh pháp, thuật ngữ, danh từ riêng, đơn vị đo lường và đề nghị. Hơn ba mươi năm qua từ sau 1975 đến nay, một số rất lớn nguyên tắc danh pháp hóa học đã được đưa ra sử dụng. Hiện nay một số pdf Đăng bởi
5 stars - 214270 reviews
Thông tin tài liệu 17 trang Đăng bởi: zodi_80 - 27/01/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 27/01/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Tính chất quốc tế và hội nhập trong việc viết danh pháp hóa học