Mã tài liệu: 297941
Số trang: 27
Định dạng: zip
Dung lượng file: 76 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành liên vùng và xã hội cao. Ngoài những khó khăn nhất định thì ngành du lịch đem lại nhiều lợi ích to lớn như: thu nhập, giải quyết việc làm, thu hút đầu tư, thu được nguồn ngoại tệ lớn, cho quốc gia và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển,… Bởi vậy, các quốc gia có điều kiện phát triển du lịch đều hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và hung vĩ, tài nguyên nhân văn giàu bản sắc dân tộc là nền tảng cho sự phát triển du lịch, chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta đã chọn hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. (Điều này đã được khẳng định tại Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ) .
Năm 2006 là năm tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới có những diễn biến phức tạp, tác động đến nước ta trong đó có du lịch. Trong nước, tình hình thiên tai, dịch cúm gia cầm đã gây ra nhiều thiệt hại cho kinh tế, ảnh hưởng lớn đến du lịch. Tuy nhiên, bằng sự phấn đấu và sự nỗ lực của toàn ngành, dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ, sự phối hợp của các Bộ, Ngành, các địa phương, ngành du lịch đã hình thành được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra với lượng khách du lịch quốc tế đạt 3,585 triệu lượt, tăng 3% so với năm 2005, khách du lịch nội địa đạt 17,5 triệu lượt, tăng 6,6% so với năm 2005, thu nhập du lịch đạt 51.000 tỷ đồng, trong đó thu nhập quốc tế đạt 2,85 tỷ USD tương đương 44.000 tỷ đồng. Như vậy năm 2006, mặc dù số lượng khách quốc tế tăng trưởng không cao như dự kiến song thu nhập từ du lịch vẫn tăng cao đánh dấu bước chuyển quan trọng về chất trong hoạt động du lịch nước ta.
Một trong những tiềm năng du lịch của đất nước đó là Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh tự nhiên đẹp nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới, với những giá trị đặc trưng độc đáo của mình, Vịnh đã được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới ( tháng 12/1994 và tháng 11/2000 ). Việc được công nhận là Di sản thế giới, một mặt là vinh dự và tự hào lớn của Viện Nam, mặt khác nó cũng mang lại cho nước ta những lợi thế đáng kể về kinh tế, văn hoá và xã hội. Đồng thời điều đó cũng đặt ra cho chúng ta những yêu cầu mới về việc bảo tồn, phát huy giá trị của Di sản và nhất là việc khai thác một cách có hiệu quả nguồn lực thiên nhiên này phục vụ cho sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Ninh nói riêng.
Để giới thiệu tôn vinh những giá trị đặc sắc về khu di sản Hạ Long, đồng thời đưa ra những giải pháp kiến nghị góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị, sử dụng và khai thác có hiệu quả di sản, em quyết định lựa chọn đề tài : “Tìm hiểu tài nguyên du lịch Hạ Long".
Mặc dù đã tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Trung Kiên đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Sv thực hiện
Phạm Hùng Phương
KẾT LUẬN
Du lịch nói chung đã trở thành một ngành công nghiệp dân sự quan trọng nhất trên thế giới. Theo Uỷ ban lữ hành và Du lịch thế giới (World Travel and Tourism Committee - WTTC), du lịch hiện nay là ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Du lịch còn lớn hơn cả các ngành công nghiệp tự động, thép, điện tử, hay công nghiệp.
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, Du lịch Quảng Ninh nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung đang đứng trên những cơ hội phát triển to lớn. Với mục tiêu phát triển Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước nước ta trở thành một trung tâm Du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu năm 2010 Du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong khu vực.
Để đạt được điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực của ngành Du lịch nói chung, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành nhằm hỗ trợ tác động lẫn nhau cùng phát triển và sự nỗ lực của bản thân chúng ta. Du lịch Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được những mục tiêu đó trong một thời gian không xa.
MỤC LỤC
* LỜI NÓI ĐẦU: 1
I. Cơ sở lý luận 3
1.1. Khái niệm về Du lịch: 3
1.2. Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên 4
1.3. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển Du lịch 6
II. Thực trạng tài nguyên du lịch tại Hà Long 7
2.1. Khái quát điểm Du lịch Hạ Long 7
2.2. Quá trình công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới 22
2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Hạ Long 22
III. Định hướng phát triển 30
* KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồng chủ biên : GS-TS Nguyễn Văn Đính ; TS TRần Thị Minh Hoà, NXB Lao Động- Xã Hội , 2004.
2. Trần Đức Thanh - Nhập môn khoa học du lịch , NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội .
3. Văn Kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.
4. Tạp chí du lịch Việt Nam .
5. Báo du lịch số 10 ( 487 )/2007.
6. Khai thác internet , sử dụng các website :
- www.halongcity.gov.vn/vpages/tourism.asp.
- www.vietnamtourism.com.
- www.quangninh.com.
- www.ecotourism.org/observer.
- www.dantri.com.
- ….
7. Cùng một số tài liệu tham khảo khác.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem