Mã tài liệu: 218712
Số trang: 15
Định dạng: doc
Dung lượng file: 112 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
A. LỜI NÓI ĐẦU:
Gia đình được coi là “tế bào” của xã hội. Trong tiến trình phát triển lịch sử của đất nước, suốt từ thời kỳ phong kiến, trải qua 2 cuộc đấu tranh chống đế quốc trường kỳ, Nhà nước vẫn coi trọng về vấn đề hôn nhân và gia đình và đã có nhiều văn bản pháp luật điều về hôn nhân gia đình nhằm ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật để xây dựng đất nước ngày một vững mạnh, xã hội ngày một tốt đẹp.
Trong hơn 50 năm trở lại đây, Nhà nước ta đã xây dựng và cho ra đời ba đạo luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình vào các năm 1959, 1986, 2000 với quy mô và nội dung ngày một hoàn chỉnh, cụ thể. Trong đó, có nhiều điểm nổi trội không chỉ mang tính kế thừa mà còn phát triển rất nhiều, đặc biệt là về việc hủy kết hôn trái pháp luật. Vì muốn làm rõ thêm về việc hủy kết hôn trái pháp luật được phát triển như thế nào qua các đạo luật hôn nhân gia đình, chúng em xin được chọn đề tài: “Tìm hiểu quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về hủy việc kết hôn trái pháp luật”
Do đây cũng là một đề tài rộng, thời gian chuẩn bị cũng có hạn, chúng em đã cố gắng trình bày ngắn gọn, cô đọng nhưng trong quá trình làm bài có thể còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận
1. Các khái niệm
- Kết hôn: Là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
- Kết hôn trái pháp luật: Là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định, cụ thể là vi phạm một trong các quy định tại Điều 9, 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Huỷ việc kết hôn trái pháp luật: Là biện pháp xử lý đối với những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn nhằm bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh Luật hôn nhân và gia đình. Đây là biện pháp chế tài của Luật hôn nhân và gia đình, thể hiện thái độ phủ định của Nhà nước đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật.
2. Đường lối và căn cứ chung để huỷ việc kết hôn trái pháp luật
Theo tinh thần chung của thông tư 112/NCPL của Toà án nhân dân tối cao ngày 19/8/1972 hướng dẫn việc xử lý về dân sự những hôn nhân vi phạm về điều kiện kết hôn do luật định( TT.112) và Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật hôn nhân và gia đình ( NQ.01). Có thể xác định đường lối chung trong việc huỷ hôn nhân trái pháp luật như sau:
-Phải xử huỷ nhưng hôn nhân trái pháp luật vi phạm điều kiện kết hôn có tính chất nghiêm trọng và đang tiếp diễn như: tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn hay chung sống như vợ chồng đối với người khác, kết hôn người có họ hàng mà pháp luật cấm, người đang mắc một trong các bệnh mà pháp luật cấm.
-Với những hôn nhân trước đây vi phạm điều kiện kết hôn nhưng nay đã chấm dứt hoặc vi phạm không có tính chất nghiêm trọng và có thể sửa chữa dễ dàng như: kết hôn không đăng ký thì xử lý theo đường lối ly hôn nhằm chiếu cố đến quyền lợi của đương sự nhất là phụ nữ và con cái của họ, cũng như chiếu cố đến phong tục tập quán của địa phương.
Căn cứ chung để huỷ hôn nhân trái pháp luật là:
-Chưa đủ tuổi theo luật định mà kết hôn.
-Thiếu sự tự nguyện thực sự trong việc kết hôn của một trong hai bên như kết hôn bị cưỡng ép, bị lừa dối.
-Người đang có vợ, có chồng lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.
-Người có quan hệ họ hàng thân thuộc mà luật cấm kết hôn lại kết hôn với nhau.
-Người đang mắc một trong các bệnh mà luật cấm kết hôn lại kết hôn với người khác.
Ngoài ra theo quan niệm hôn nhân truyền thống, về lý luận chúng ta cũng coi trường hợp kết hôn giữa những người cùng giới tính là căn cứ để huỷ hôn nhân.
II. Khái quát các quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử về việc huy kết hôn trái pháp luật:
1. Pháp luật thời kỳ phong kiến – Thời kỳ Pháp thuộc:
[FONT="]Trong giai đoạn lịch sử phong kiến, dưới chế độ quân chủ chuyên chế khái niệm “hôn nhân” được hiểu là sự kết giao giữa hai dòng họ nhằm mục đích sinh con để nối dõi tông đường và thờ phụng tổ tiên.Vì vậy nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân thời kì này là: hôn nhân không tự do và duy trì chế độ đa thê. Xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của lễ nghi Nho giáo và hôn nhân cũng không ngoại lệ. Hôn nhân không phải
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 2652
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1339
⬇ Lượt tải: 34
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 1319
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 17