Mã tài liệu: 214267
Số trang: 11
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 309 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
TÓM TẮT: Trên cơ sở những tư liệu mới khảo sát ở địa phương, bài báo đã bổ sung
thêm phần nghiên cứu về giai đoạn cuối của phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung kỳ diễn
ra trên địa bàn Thanh - Nghệ tĩnh và thủ lĩnh Nguyễn Hàng Chi - một trong những tấm gương
yêu nước có ảnh hưởng quan trọng trong phong trào này ở Nghệ Tĩnh đầu thế kỷ XX.
Phong trào Chống Thuế năm 1908 ở
Trung Kỳ là một sự kiện rất đáng lưu ý
trong lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam
về cả hai phương diện quy mô cũng như
tính chất. Phong trào này đã được nghiên
cứu khá tỉ mỉ ở địa bàn trung tâm của nó là
Quảng Nam. Nhưng giai đoạn cuối của
phong trào đó khi lan ra tới Thanh - Nghệ
Tĩnh thì còn ít người chú ý, ngoài vài dòng
ghi chép sơ sài của Huỳnh Thúc Kháng,
Phan Châu Trinh trong các tác phẩm của
các cụ viết về thời kỳ này (có lẽ do các cụ
bị bắt trước khi phong trào bùng lên ở xứ
Nghệ nên không có tư liệu nhiều chăng).
Nghệ Tĩnh, quê hương của Phan Bội
Châu, người cầm đầu khuynh hướng bạo
động ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, là một
địa bàn chiến lược của Duy Tân hội. Trong
lúc tập trung mọi cố gắng đưa người xuất
dương học tập để chuẩn bị võ trang bạo
động, Phan Bội Châu vẫn không từ bỏ
những bình thức hoạt động vốn được coi là
đặc trưng của khuynh hướng cải cách. Trên
đất Nghệ Tĩnh lúc đó, bên cạnh các hội
buôn của các sĩ phu ít nhiều thuộc phái cải
cách như hội buôn Mộng Hanh của Lê Văn
Huân ở chợ Trổ (Đức Thọ), hội buôn của
Lê Đình Phương (Tú Phương) ở phố Xuân
Tân (Can Lộc) . thì cũng có Triêu Dương
thương quán của Ngô Đức Kế, Đặng
Nguyên Cẩn ở Vinh được thành lập với sự
thoả thuận của Phan Bội Châu. Vì thế ở
Nghệ Tĩnh, bên cạnh những hoạt động chủ
yếu của Duy Tân hội là chuẩn bị bạo động
thì sự hỗ trợ của các hoạt động cải cách là
một trong những cơ sở đánh giá Phong
trào Chống Thuế ở Nghệ Tĩnh. Trong cuốn
Vụ kháng thuế ở Trung Kỳ năm 1908,
Huỳnh Thúc Kháng đã nhận xét: ''Nghệ
Tĩnh và Nam Ngãi, từ phái văn học đến
phái cần Vương nghĩa hội thường một
mạch câu thông với nhau. Đến phong trào
tân học cải cách cùng Đông học cán dùi
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 09 - 2007
Trang 77
trống một nhịp với nhau, dân Nghệ Tĩnh hò
reo như, gió đưa điều!!!”.1 Nguyễn Văn
Xuân thì khẳng định: ''Dù sao, chúng ta
thấy duy nhất ở Thanh Nghệ hai phái
Quang Phục và Duy Tân còn có sự liên hệ
nhau. Còn như ở Quảng và Hà Nội, hai
phái tách rời nhau để để làm việc, chỉ giúp
nhau trên mỗi một khoản bí mật tiền bạc
cho du học sinh, nhưng cũng nơi có nơi
không Còn các hoạt động khác, họ đi
riêng nhau, có khi chống nhau ''cơ hồ nổ
lên đảng tranh'', như Phan Bội Châu từng
ghi nhận trong Tự phá
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 237
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16