Tìm tài liệu

Thuc trang va phuong huong phat trien san xuat cac loai cay an trai den nam 2015

Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015

Upload bởi: hoidai

Mã tài liệu: 245216

Số trang: 44

Định dạng: doc

Dung lượng file: 371 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng ở một nước nhiệt đới, các tỉnh tại Việt Nam đã hình thành các vùng nguyên liệu trái cây khá tập trung phục vụ cho chế biến công nghiệp và tiêu dùng. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất, chiếm khoảng 36,5% diện tích cả nước. Tổng lượng giống cây ăn trái các tỉnh ĐBSCL sản xuất bình quân trong vài năm gần đây vào khoảng 26 đến 27 triệu cây/năm. Số lượng giống cây ăn trái này được lưu thông khắp cả nước kể cả sang một số nước láng giềng.

Cả nước hiện có khoảng 765.000 ha cây ăn trái, sản lượng hơn 6,5 triệu tấn với những loại trái cây chủ yếu như: dứa, chuối, cam, quýt, bưởi, xoài, thanh long, vải thiều, nhãn, chôm chôm, sầu riêng. Kim ngạch xuất khẩu trái cây trong những năm gần đây dao động ở khoảng 150 đến 180 triệu USD/năm. Tuy nhiên, các loại cây ăn trái đang trồng hầu hết đều cho năng suất không cao, chất lượng kém (không đẹp, kích cỡ không đều, vị không đặc trưng), giá thành cao, nên khả năng cạnh tranh thấp. Điều này dẫn tới cây ăn trái nước ta đang đứng trước thách thức lớn khi hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Theo dự báo của Tổ chức Nông – lương thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới hàng năm tăng khoảng 3,6%, trong khi đó thì khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ là 2,6% nên thị trường thế giới đối với mặt hàng rau quả luôn ở tình trạng cung không đủ cầu, dễ tiêu thụ và giá cả luôn trong tình trạng tăng. Các nước càng phát triển công nghiệp thì nhu cầu nhập khẩu rau lại càng tăng, đời sống càng được nâng cao thì nhu cầu đối với các loại hoa tươi càng tăng. Có thể khẳng định rằng thị trường thế giới đối với rau quả là rất có triển vọng.

I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT

Diện tích cây ăn quả cả nước trong thời gian qua tăng khá nhanh, năm 2005 đạt 766,9 ngàn ha (so với năm 1999 tăng thêm ngàn ha, tốc độ tăng bình quân là 8,5%/năm), cho sản lượng 6,5 triệu tấn (trong đó chuối có sản lượng lớn nhất với khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đến cây có múi: 800 ngàn tấn, nhãn: 590 ngàn tấn). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây ăn quả lớn nhất (262,1 ngàn ha), sản lượng đạt 2,93 triệu tấn (chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng).

Do đa dạng về sinh thái nên chủng loại cây ăn quả của nước ta rất đa dạng, có tới trên 30 loại cây ăn quả khác nhau, thuộc 3 nhóm là: cây ăn quả nhiệt đới (chuối, dứa, xoài ), á nhiệt đới (cam, quýt, vải, nhãn ) và ôn đới (mận, lê ). Một trong các nhóm cây ăn quả lớn nhất và phát triển mạnh nhất là nhãn, vải và chôm chôm. Diện tích của các loại cây này chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả. Tiếp theo đó là chuối, chiếm khoảng 19%.

Trên địa bàn cả nước, bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả khá tập trung, cho sản lượng hàng hoá lớn; Một số vùng cây ăn quả tập trung điển hình như sau:

+ Vải thiều: vùng vải tập trung lớn nhất cả nước là Bắc Giang (chủ yếu ở 3 huyện Lục Ngạn, Lục Nam và Lạng Giang), có diện tích 35,1 ngàn ha, sản lượng đạt 120,1 ngàn tấn. Tiếp theo là Hải Dương (tập trung ở 2 huyện Thanh Hà và Chí Linh) với diện tích 14 ngàn ha, sản lượng 36,4 ngàn tấn.

+ Cam sành: được trồng tập trung ở ĐBSCL, với diện tích 28,7 ngàn ha, cho sản lượng trên 200 ngàn tấn. Địa phương có sản lượng lớn nhất là tỉnh Vĩnh Long: năm 2005 cho sản lượng trên 47 ngàn tấn. Tiếp theo là các tỉnh Bến Tre (45 ngàn tấn) và Tiền Giang (42 ngàn tấn). Trên vùng Trung du miền núi phía Bắc, cây cam sành cùng được trồng khá tập trung ở tỉnh Hà Giang, tuy nhiên, sản lượng mới đạt gần 20 ngàn tấn.

+ Chôm chôm: cây chôm chôm được trồng nhiều ở miền Đông nam bộ, với diện tích 14,2 ngàn ha, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 40% diện tích và 61,54% sản lượng chôm chôm cả nước). Địa phương có diện tích chôm chôm tập trung lớn nhất là Đồng Nai (11,4 ngàn ha), tiếp theo đó là Bến Tre (4,2 ngàn ha).

+ Thanh long: được trồng tập trung chủ yếu ở Bình Thuận (diện tích khoảng 5 ngàn ha, sản lượng gần 90 ngàn tấn, chiếm 70 % diện tích và 78,6% về sản lượng thanh long cả nước). Tiếp theo là Tiền Giang, có 2 ngàn ha. Thanh long là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất so với các loại quả khác.

+ Bưởi: Việt Nam có nhiều giống bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao như bưởi Năm roi, Da xanh, Phúc Trạch, Thanh Trà, Diễn, Đoan Hùng Tuy nhiên, chỉ có bưởi Năm Roi là có sản lượng mang ý nghĩa hàng hoá lớn. Tổng diện tích bưởi Năm Roi là 9,2 ngàn ha, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long (diện tích 4,5 ngàn ha cho sản lượng 31,3 ngàn tấn, chiếm 48,6% về diện tích và 54,3% về sản lượng bưởi Năm Roi cả nước); trong đó tập trung ở huyện Bình Minh: 3,4 ngàn ha đạt sản lượng gần 30 ngàn tấn. Tiếp theo là tỉnh Hậu Giang (1,3 ngàn ha).

+ Xoài: cũng là loại cây trồng có tỷ trọng diện tích lớn của Việt Nam. Hiện có nhiều giống xoài đang được trồng ở nước ta; giống có chất lượng cao và được trồng tập trung là giống xoài cát Hoà Lộc. Xoài cát Hoà Lộc được phân bố chính dọc theo sông Tiền (cách cầu Mỹ Thuận khoảng 20-25 km) với diện tích 4,4 ngàn ha đạt sản lượng 22,6 ngàn tấn. Diện tích xoài Hoà Lộc tập trung chủ yếu ở tỉnh Tiền Giang (diện tích 1,6 ngàn ha, sản lượng 10,1 ngàn tấn); tiếp theo là tỉnh Đồng Tháp (873 ha, sản lượng 4,3 ngàn tấn).

+ Măng cụt: là loại trái cây nhiệt đới rất ngon và bổ. Măng cụt phân bố ở 2 vùng ĐBBSCL và ĐNB, trong đó trồng chủ yếu ở ĐBSCL với tổng diện tích khoảng 4,9 ngàn ha, cho sản lượng khoảng 4,5 ngàn tấn. Tỉnh Bến Tre là nơi có diện tích tập trung lớn nhất: 4,2 ngàn ha (chiếm 76,8% diện tích cả nước). Tuy măng cụt là sản phẩm rất được giá trên thị trường nhưng việc mở rộng diện tích loại cây này hiện nay đang gặp nhiều trở ngại do thời gian kiến thiết cơ bản dài (5-6 năm), là cây thân gỗ lớn, chiếm nhiều diện tích đất và chỉ thích hợp với đất mầu ở các cù lao.

+ Dứa: đây là một trong 3 loại cây ăn quả chủ đạo được khuyến khích đầu tư phát triển trong thời gian vừa qua nhằm phục vụ xuất khẩu. Các giống được sử dụng chính bao gồm giống Queen và Cayene; trong đó giống Cayene là loại có năng suất cao, thích hợp để chế biến (nước quả cô đặc, nước dứa tự nhiên ). Các địa phương có diện tích dứa tập trung lớn là Tiền Giang (3,7 ngàn ha), Kiên Giang (3,3 ngàn ha); Nghệ An (3,1 ngàn ha), Ninh Bình (3,0 ngàn ha) và Quảng Nam (2,7 ngàn ha).

Ngoài ra, còn có một số loại cây ăn quả khác cũng có khả năng xuất khẩu tươi là: Sầu riêng cơm vàng hạt lép, Vú sữa Lò rèn, Nhãn xuồng cơm vàng . Tuy nhiên, những loại này có diện tích và sản lượng còn rất khiêm tốn (ví dụ diện tích của Nhãn xuồng cơm vàng mới chỉ có 200 ha, tập trung ở Bà Rịa-Vũng Tầu), không đủ tiêu thụ trong nước và giá bán trong nước thậm chí còn cao hơn giá xuất khẩu

Về chủng loại các trái cây có lợi thế cạnh tranh, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định 11 loại trái cây có lợi thế cạnh tranh, bao gồm: Thanh long, Vú sữa, Măng cụt, Cây có múi (Bưởi, Cam sành), Xoài, Sầu riêng, Dứa, Vải, Nhãn, Dừa và Đu đủ

Theo đề án qui hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 mới nhất của Thủ tướng Chính phủ thì trong đó, đối với cây ăn quả Chính phủ định hướng: Trong những năm tới mở rộng diện tích 11 loại cây ăn quả có lợi thế; riêng đối với nhãn, vải chỉ trồng mới bằng các giống rải vụ, chất lượng cao và cải tạo vườn tạp. Diện tích cây ăn quả đến năm 2010 đạt 1 triệu ha, tầm nhìn năm 2020 khoảng 1,3 triệu ha. Bố trí chủ yếu ở Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng và một số vùng khác có đủ điều kiện.

Rà soát chương trình phát triển rau quả, hoa cây cảnh đến 2010 và qui hoạch 11 loại cây ăn quả chủ lực xuất khẩu (bao gồm: Cam sành, Bưởi Năm Roi, Bưởi da xanh, Xoài cát Hoà Lộc, Sầu riêng, Măng cụt, Thanh long, Vú sữa Lò rèn, Vải, Nhãn xuồng cơm vàng và Dứa

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
  • Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Thực trạng phát triển phương hướng và giải ...

Upload: nguyenduy41083

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 330
Lượt tải: 16

Định hướng chiến lược và các giải pháp thực ...

Upload: buituyetlan63

📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 439
Lượt tải: 16

Phương hướng phát triển công nghiệp tỉnh ...

Upload: trangnoncorp

📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 438
Lượt tải: 16

Phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh đầu ...

Upload: vinh4bds

📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 290
Lượt tải: 16

Nền sản xuất hàng hoá ở Việt Nam sự ra đời ...

Upload: leduy131289

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 9358
Lượt tải: 178

Định hướng phát triển cúa Khu Chế Xuất Tân ...

Upload: gianganh1975

📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 666
Lượt tải: 16

Định hướng phát triển của công ty thực phẩm ...

Upload: kokichi1984

📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 469
Lượt tải: 16

Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu ...

Upload: nguyenbavuphong

📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 295
Lượt tải: 16

Thực trạng và phương hướng phát triển hàng ...

Upload: trieuphu2030_caominh

📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 522
Lượt tải: 16

Thực trạng định hướng và giải pháp phát ...

Upload: chungkhoan_stocki

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 681
Lượt tải: 16

Thực trạng và các giải pháp để phát triển ...

Upload: buithiet_hb

📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 556
Lượt tải: 16

Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển ...

Upload: duonghoang

📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 346
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Thực trạng và phương hướng phát triển sản ...

Upload: hoidai

📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 522
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015 Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng ở một nước nhiệt đới, các tỉnh tại Việt Nam đã hình thành các vùng nguyên liệu trái cây khá tập trung phục vụ cho chế biến công nghiệp và tiêu dùng. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng doc Đăng bởi
5 stars - 245216 reviews
Thông tin tài liệu 44 trang Đăng bởi: hoidai - 25/03/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 25/03/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015