Mã tài liệu: 269725
Số trang: 10
Định dạng: zip
Dung lượng file: 54 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối để phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong đó việc phát triển nền kinh tế hàng hoá là nhiệm vụ cơ bản nhất. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế đi lên chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp. ở một số vùng núi còn mang đậm dấu ấn của kinh tế tự nhiên. Lại trải qua nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế nước ta không thể vươn dậy nổi một cách vững chắc, hàng hoá sản xuất ra không đủ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Hơn thế nữa kinh tế hàng hoá ở nước ta lại có một thời gian dài hoạt động theo cơ chế của nền kinh tế tập trung chỉ huy. Do vậy việc xây dựng một quan hệ sản xuất mới tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển là một việc làm tối quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội đã cho ta kết luận rằng: Nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế hàng hoá, thị trường.
Nước ta từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội, mà xây dựng chủ nghĩa xã hội xét về mặt kinh tế cũng phải xây dựng nền sản xuất lớn của xã hội chủ nghĩa. Mà xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì không thể không phát triển nền kinh tế hàng hoá.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta cũng thể hiện quyết tâm phải chuyển nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sản xuất phải gắn liền với thị trường.
Xuất phát từ sự nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam đã khiến em chọn đề tài: “Nền sản xuất hàng hoá ở Việt Nam sự ra đời, thực trạng và phương hướng phát triển”.
Mục đích của bài viết này là tìm hiểu thế nào là nền sản xuất hàng hoá ở Việt Nam, sụ ra đời, cơ sở khách quan để tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hoá ở Việt Nam, phương hướng phát triển nền sản xuất hàng hoá ở Việt Nam.
Bằng những hiểu biết thực tế và kiến thức đã học, em hy vọng rằng bài viết này sẽ mô tả được phần nào nền sản xuất hàng hoá hiện nay ở Việt Nam để từ đó có những giải pháp thích hợp cho sự phát triển tiếp theo.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 624
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 9357
⬇ Lượt tải: 178
📎 Số trang: 202
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 17