Mã tài liệu: 251447
Số trang: 22
Định dạng: rar
Dung lượng file: 163 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sở hữu 1/3 tài sản của thế giới, các công ty đa quốc gia là mục tiêu thu hút, săn đuổi của tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của UNCTAC (Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc) công bố vào tháng 9/2005, từ năm 2004 đến nay, các công ty đa quốc gia có xu hướng đầu tư vào những nước đang phát triển trong đó các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương là trọng tâm.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN), tính đến hết ngày 30/4/2006 đã có 106 trong tổng số 500 công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới (theo xếp hạng của tạp chí nổi tiếng Fortune) có mặt tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 11 tỉ USD, chiếm 20% tổng vốn ĐTNN đăng ký vào Việt Nam. Các công ty này có mặt trong hầu hết các lĩnh vực như dầu khí, điện, năng lượng, điện tử, viễn thông, công nghiệp thực phẩm, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, giao thông vận tải .
Sự có mặt hiện nay tại VN của 106 trong tổng số 500 công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới, theo nhiều chuyên gia về ĐTNN, là một kết quả rất khả quan, là bằng chứng thuyết phục về cơ hội và môi trường đầu tư Việt Nam đối với các nhà đầu tư khác. Xu hướng đầu tư này sẽ ngày càng gia tăng trong các năm tới tại khu vực, do đó, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam phải nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư để có thể hưởng lợi từ xu hướng này.
Để làm được điều này, trước hết chúng ta phải nắm bắt được thực trạng tình hình đầu tư của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể cho việc thu hút vốn đầu tư từ phía các công ty này chứ không chỉ dựa trên các lý thuyết suông về các lợi thế của chúng ta là giá nhân công rẻ, hay nguồn lao động dồi dào.
Từ những yếu tố trên đây, cho thấy sự cần thiết của nghiên cứu và hình thành nên đề tài“Thực trạng và giải pháp trong thu hút vốn đầu tư từ các công ty đa quốc gia của Việt Nam” nhằm nghiên cứu tình hình thu hút vốn đầu tư từ các công ty đa quốc gia, những thành tựu và những yếu kém của Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này và đề ra biện pháp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình hình thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia của Việt Nam từ 2006 đến 2009 từ đó đề ra biện pháp khắc phục những khó khăn hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá chung thực trạng của việc thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia tại Việt Nam từ 2006 đến 2009.
- Phân tích lợi thế và những khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia.
- Đề ra biện pháp để khắc phục những khó khăn và thiếu sót.
3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thứ cấp về tình hình đầu tư từ các công ty đa quốc gia dựa trên sách, báo, tạp chí kinh tế, internet.
3.2. Phương pháp phân tích: phân tích dựa trên các số liệu thu thập được để thấy được những yếu kém và thành tựu có được của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia. Dựa vào những yếu kém đó đưa ra giải pháp giúp làm tăng nguồn vốn mà các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Không gian: tập trung nghiên cứu tình hình thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia trong cả nước.
4.2. Thời gian: số liệu, thông tin được đề cập chủ yếu từ năm 2006 đến hết 2009.
4.3. Nội dung: nghiên cứu về thực trạng thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm tăng nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam.
MỤC LỤC Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
2.1. Mục tiêu chung 1
2.2. Mục tiêu cụ thể 1
3. Phưong pháp nghiên cứu 2
3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2
3.2. Phương pháp phân tích số liệu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
4.1. Không gian 2
4.2. Thời gian 2
4.3. Nội dung 2
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TỪ MNC TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2009 CỦA VIỆT NAM 8
2.1. Thành tựu về thu hút nguồn vốn FDI 8
2.2.Những bất cập trong công tác thu hút nguồn vốn FDI 12
2.2.1. Tỉ lệ giải ngân nguồn vốn FDI đang thấp dần, đặc biệt là 2008 12
2.2.2. Khối doanh nghiệp FDI làm nhập siêu tăng 12
2.2.3. Nguồn vốn FDI còn nặng về bất động sản 13
2.2.4. Quản lý thực hiện các dự án FDI còn lỏng lẻo 14
Chương 3: LỢI THẾ VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT NGUỒN VỐN FDI 15
3.1. Lợi thế 15
3.1.1. Việt Nam – vị trí chiến lược cho các nhà đầu tư 15
3.1.2. Tình hình chính trị- xã hội ổn định 15
3.1.3. Tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định 16
3.1.4. Tiềm năng thị trường dồi dào 17
3.1.5. Nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ 17
3.1.6. Tài nguyên thiên nhiên phong phú 18
3.1.7. Thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 19
3.1.8. Chính sách đầu tư ngày càng thông thoáng 20
3.2. Khó khăn 20
3.2.1. Cơ sở hạ tầng vật chất kém 20
3.2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý 20
3.2.3. Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế 21
3.2.4. Công nghiệp phụ trợ còn yếu 21
Chương 4: GIẢI PHÁP 22
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29
1. Kết luận 29
2. Kiến nghị 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
MỤC LỤC 3
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16