Mã tài liệu: 278972
Số trang: 80
Định dạng: zip
Dung lượng file: 388 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Chương I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP
I. Khái niệm chiến lược kinh doanh và quy trình chiến lược
1. Lịch sử phát triến của chiến lược kinh doanh.
Vào thế kỷ thứ VII trước công nguyên, ở phương Đông việc xây dựng các kế hoạch và chương trình chiến tranh người ta sử dụng khái niệm “Miếu toán”. Đó là một từ có ý nghĩa về mặt chiến lược. Thế kỷ III sau công nguyên ( 306) có nhà sử học thời Tây Tấn là Tư Mã Bưu đã viết sách và đã có sử dụng thuật ngữ “Chiến lược”. Ở phương Tây, chiến lược có nguồn gốc từ tiếng cổ Hi Lạp “Strategis” và nó được coi là “Nghệ thuật thống soái”.
Đầu tiên chiến lược được sử dụng trong lĩnh vực quân sự. Trong quân sự chiến lược được hiểu là: “Nghệ thuật phối hợp các lực lượng quân sự, chính trị, tinh thần, kinh tế được huy động vào chiến tranh nhằm chiến thắng kẻ thù”. Thời cận đại được sử dụng trong lĩnh vực chính trị. Đến những năm 50-60 thì thuật ngữ chiến lược được áp dụng vào trong lĩnh vực kinh tế.
Chiến lược kinh doanh là sự phản ánh đặc trưng mới của kế hoạch dài hạn. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt trong những năm 1960, hầu hết các công ty trên thế giới đã chuyển từ kế hoạch tác nghiệp ngắn hạn sang kế hoạch dài hạn. Đặc điểm cơ bản của thời kỳ này là việc nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học- kỹ thuật vào phát triển kinh tế. Nhưng vào những năm 70, do hậu quả của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa và nhịp độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật làm cho việc dự đoán tương lai về các đối thủ cạnh tranh và về sự biến đổi của thị trường ngày càng trở nên phức tạp. Trong điều kiện đó, kế hoạch dài hạn dựa vào phương pháp ngoại suy xu thế đã không đảm bảo được tính mềm dẻo để thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng. Do vậy, nét đặc trưng cơ bản của tầm nhìn dài hạn đòi hỏi phải hướng tới sự thích ứng mềm dẻo cần thiết, nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của môi trường trước những thời cơ mới. Các nhà quản trị gọi nét đặc trưng này mang tính chiến lược.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16