Mã tài liệu: 217987
Số trang: 48
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 626 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1.Lý do chọn đề tài:
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc học thực hành trong quá trình học môn sinh vật – môn khoa học thực nghiệm – Phần thực hành sẽ làm sáng tỏ cho nội dung của phần lý thuyết, nên học sinh vật không thể thiếu thực hành được. Việc học thực hành còn có vai trò quan trọng hơn nữa; bởi ta đào tạo giáo viên cấp II; nên nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc học thực hành cho sinh viên là góp phần tích cực trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên tương lai có trình độ và năng lực giảng dạy tốt. Vì thế, trong quá trình giảng dạy môn sinh vật, chúng tôi đã nổ lực tìm các biên pháp nhằm giảng dạy có chất lượng hơn về mặt thực hành.
Trong những năm qua, tình hình học sinh thực hành bộ môn sinh ở trường ta còn nhiều khó khăn, cụ thể như khi học về quá trình sinh sản ở tế bào thực vật, chúng ta chỉ giảng dạy phần lý thuyết và hằng năm phải đưa sinh viên đi học phần thực hành tại các trường đại học khác: Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, và nếu không có điều kiện đi học thì việc học thực hành cho phần này xem như gác lại, nên việc học chưa được chủ động, lại mất nhiều thời gian và công sức mà hiệu quả việc học chưa cao. Do đó việc thực hiện tiêu bản tạm thời và cố định về sự sinh sản của tế bào và thực vật là một trong những nội dung mà chúng tôi vẫn hằng quan tâm trong quá trình giảng dạy.
Phòng thí nghiệm của trường Đại học An Giang chưa có tiêu bản cố định về sự sinh sản của tế bào thực vật và cũng chưa hướng dẫn sinh viên thực hiện tiêu bản tạm thời để học trong giờ thực hành cho loại bài này. Đây là một khiếm khuyết lớn trong quá trình đào tạo theo yêu cầu chương trình mà Bộ đã ban hành.
Việc tổ chức cho sinh viên học thực hành tại phòng thí nghiệm luôn đem lại hiệu quả cao cho quá trình đào tạo. Hình ảnh thật sẽ giúp cho sinh viên khắc sâu kiến thức, hiểu rõ hơn về giới tự nhiên, đem lại sự hứng thú trong học tập, giúp họ tự tin hơn với kiến thức mà họ có được.
Đề tài này sẽ góp phần tích cực cho việc học tập của sinh viên Cao đẳng sư phạm cũng như sinh viên Đại học sư phạm ngành sinh học. Chúng tôi cho rằng đây là việc làm thiết thực để nâng cao chất lượng trong nhà trường hiện nay.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài:
2.1. Mục tiêu:
-Thực hiện tiêu bản tạm thời về quá trình sinh sản ở tế bào thực vật.
2 Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh
-Thực hiện tiêu bản cố định về quá trình sinh sản ở tế bào thực vật.
2.2. Nhiệm vụ:
Tham khảo các tài liệu có liên quan đến việc thực hiện đề tài:
-Tế bào – nhân tế bào – nhiễm sắc thể và sự phân chia tế bào.
-Các qui trình thực hiện tiêu bản tạm thời và tiêu bản cố định.
-Lựa chọn phương pháp tối ưu để thực hiện đề tài.
2.3. Giới hạn:
-Đề tài không đi sâu nghiên cứu hình dạng và số lượng nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
-Thực hiện tiêu bản về các giai đoạn phân bào, dùng để quan sát dưới kính hiển vi quang học với vật kính có số bội giác X10 và X40.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
3.1. Đối tượng:
-Tiến trình nguyên phân thực hiện trên tế bào mô phân sinh của thực vật.
-Tiến trình giảm phân thực hiện trên nụ hoa của thực vật.
3.2. Phương pháp:
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp:
-Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài.
-Phương pháp quan sát và so sánh.
-Phương pháp thực hành thí nghiệm.
4. Những đóng góp mới của đề tài:
Đề tài này đã được nhiều trường đại học thực hiện, nhưng hầu hết các trường CĐSP chưa thực hiện được, tại trường ta từ trước đến nay do điều kiện và hoàn cảnh nên cũng chưa thực hiện được bài học thực hành này. Khi làm đề tài này chúng tôi không có tham vọng tìm ra một quy trình mới mà chỉ mong góp một phần nhỏ vào việc phục vụ cho sự học tập của học sinh và sinh viên trong tỉnh nhà.
3 Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn sinh
Mặc dù tài liệu hướng dẫn thực hành cho sinh viên không có phần hướng dẫn cụ thể cho đề tài này mà chỉ có phần hướng dẫn quy trình chung, chúng tôi phải từng bước dò lại quy trình để cuối cùng tìm ra cách thực hiện quy trình cho phù hợp với đề tài nghiên cứu.
5. Các giá trị thực tế của đề tài:
-Tiêu bản được sử dụng cho sinh viên CĐSP cũng như sinh viên ĐHSP trong giờ thực hành môn di truyền học.
-Cung cấp đồ dùng học tập cho giáo viên PTCS và PTTH
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 238
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 202
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 246
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 16