Tìm tài liệu

Thiet ke dinh hinh cac mau nha ve sinh nong thon

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn

Upload bởi: phuonghuunghi8

Mã tài liệu: 223533

Số trang: 0

Định dạng: rar

Dung lượng file: 4,432 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

Chương 1: Nhà vệ sinh nông thôn ở Việt Nam-Hiện trạng và vấn đề

Con người và gia súc luôn luôn tạo ra chất thải từ chính mình, chủ yếu là phân và nước tiểu. Các chất thải người và gia súc là nguồn mang nhiều mầm bệnh ngoài vấn đề gây mùi hôi khó chịu và mất thẩm mỹ.Thông qua các hình minh hoạ trong bài cho thấy các đường đi của bệnh tật do ô nhiễm từ chất thải người.Chất thải từ người và gia súc khi thải ra tự nhiên, không được xử lý sẽ đi qua các đường dẫn từ nguồn nước, đất, côn trùng và chính tay chân người sẽ xâm nhập vào thực phẩm mang theo mầm bệnh trở lại cho chính con người và cộng đồng của họ. Vì vậy, các chất thải này cần phải có công trình tiếp nhận và xử lý tại chỗ trước khi cho vào hệ thống chung. Các hố xí gia đình hay tập thể trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong một xã hội hiện đại và văn minh.

Chương 2:Kiến thức cơ sở về nhà vệ sinh nông thôn

Ở các vùng nông thôn, nơi có diện tích rộng rãi, kinh phí và vật liệu xây dựng khó khăn, nhà vệ sinh thường bố trí bên ngoài nhà ở, mang tính cộng đồng (cho 1 hoặc vài nông hộ sử dụng chung), cấu trúc đơn giản nhưng để đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường, một số khoảng cách tối thiểu ở hình 2.1 cần được tham khảo.Nhà vệ sinh công cộng nên bố trí nơi thấp nhất, cần cách xa giếng và các nguồn nước khác ít nhất là 8 m đối với vùng đồng bằng và đến 30 m đối với vùng núi, vùng cao nguyên. Hướng chảy của nước ngầm phải chảy theo hướng từ giếng đến hố xí để tránh nước thải người chảy vào giếng. Đáy hố xí phải cao hơn mực nước ngầm tầng trên tối thiểu khoảng 1,5 đến 2,0 m. Chỉ tiêu này, ở trong một số điều kiện nào đó ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tương đối khó đạt, đặc biệt là các vùng ngập lũ, những nơi mà nước cao hơn mặt đất tự nhiên hơn 1m kéo dài vài ba tháng liên tục. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể chấp nhận sự nhiễm bẩn tạm thời cho những vùng này nếu chưa có các kinh phí cần thiết để xây dựng các nhà vệ sinh tự hoại chắc chắn và cố định. Trường hợp này, với khối lượng nước lũ quá lớn thì xem khả năng sự pha loãng, sự tiêu thụ phân của cá tự nhiên và khả năng tự làm sạch của thiên nhiên là cao.

Chương 3: Nhà vệ sinh nông thôn không dùng nước

Nhà vệ sinh không dùng nước hoặc hố xí khô (Waterless toilets/ Dry sanitation) được hiểu là kiểu nhà vệ sinh mà sau khi sử dụng người ta không dùng nước để dội rửa, có thể chỉ dùng vôi, tro bếp, tro cây, tro trấu hoặc đất bột để phủ lên phân sau khi sử dụng. Loại nhà vệ sinh không dùng nước này thường áp dụng cho các vùng nông thôn gặp khó khăn nguồn nước hoặc áp dụng cho vùng có tập quán sử dụng phân và nước tiểu với mục đích làm phân bón cho cây trồng hoặc dùng phân tươi để nuôi cá. Một số nơi, nhà vệ sinh được thiết kế để tách phân và nước tiểu đi theo các đường dẫn khác nhau để xử lý. Ở hộc chứa phân, phân người được trộn với các loại tro, đất và được các loại vi khuẩn và nấm phân hủy trong điều kiện hiếu khí có sự tham gia của nhiệt độ, không khí và ẩm độ. Nhà vệ sinh trên ao hồ hay cầu cá phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long được xem là nhà vệ sinh không dùng nước mặc dầu loại hố xí này được làm ở vùng đất ngập nước thường xuyên. Hầu hết các loại nhà vệ sinh không dùng nước đều có mục tiêu chính là lấy phân để ủ, có tên là hố xí ủ phân hoặc hố xí tự hoại (Composting toilet) . Loại nhà vệ sinh không dùng nước có những ưu và nhược điểm.

Chương 4: Nhà vệ sinh nông thôn có dùng nước

Nhà vệ sinh có dùng nước (Water Closet/ Wet sanitation) là kiểu nhà vệ sinh mà người sử dụng dùng nước để dội bệ ngồi, bàn cầu và có thể dùng nước rửa sạch hậu môn. Nước ngoài việc sử dụng để làm sạch nhà vệ sinh còn có tác dụng ngăn cản mùi hôi khó chịu bốc ra môi trường. Những nơi mà nguồn nước tốt, dồi dào và điều kiện tài chính tương đối kha khá trở lên thường xây dựng nhà vệ sinh có dùng nước. Người ta có thể lấy nước từ nguồn thủy cục, nước ngầm, nước sông hồ, nước mưa từ mái nhà và được trữ ở các thùng chứa, lu vại, để dùng cho loại nhà vệ sinh này. Nhìn chung, loại nhà vệ sinh có dùng nước này có các ưu và khuyết điểm.

Chương 5: Xây dựng và quản lý nhà vệ sinh nông thôn trên cơ sở cộng đồng

Việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn không phải là vấn đề khó khăn và quá tốn kém. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là tập quán một số nơi ở vùng nông thôn phải được điều chỉnh: như vận động bỏ thói quen đi đồng, đi trên sông, trên ao, bừa bãi. Tâm lý làm nơi vệ sinh tạm bợ, qua quít cũng tồn tại khá phổ biến. Một số nơi ngại tốn kém, phiền phức. Một số nơi biết tận dụng nguồn phân và nước tiểu để

làm phân bón nhưng chưa biết cách ủ hoai một cách vệ sinh khiến thỉnh thoảng dịch bệnh có cơ hội bùng phát và gây ô nhiễm môi trường. Việc xây dựng nhà vệ sinh còn có ý nghĩa:

ã Tính văn hóa: Việc xây dựng nhà vệ sinh giúp người dân nông thôn có cơ hội hưởng thêm tiện nghị cuộc sống, phần nào có tính thẩm mỹ, sạch sẽ vệ sinh, tăng cường quan hệ cộng đồng.

ã Giảm các khó khăn cho người dân: nhờ có nhà vệ sinh người dân bớt vất vả, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em, nhất là những nơi có điều kiện tự nhiên không được thuận tiện như thiếu nguồn nước, vùng mưa lũ hoặc hạn hán. Hạn chế việc phải đi ra đồng trong mùa mưa gió, đêm tối,

ã Có thể giúp tăng thu nhập - giảm chi phí sản xuất: nhờ cách tận dụng nguồn chất thải của con người, các gia đình nông dân có thể làm phân compost để bón cây, lấy khí biogas, nuôi cá, nuôi trùn cho gà vịt, .

ã Môi trường sạch hơn: Nhờ có nhà vệ sinh xây dựng đúng cách, việc ô nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí giảm đáng kể giúp môi trường sạch hơn

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường ...

Upload: truongthidiu

📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 387
Lượt tải: 16

Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và ...

Upload: vincent7801

📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 373
Lượt tải: 17

Các mô hình kinh tế hợp tác trong nông ...

Upload: caocuong_11

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 376
Lượt tải: 19

Dự thảo Hướng dẫn thông tin giáo dục truyền ...

Upload: dp_dp22

📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 282
Lượt tải: 16

Lâm nghiệp giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở ...

Upload: tuanmq

📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 326
Lượt tải: 16

Xây dựng mô hình làng nghề khu du lịch sinh ...

Upload: yeu_vnck

📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 414
Lượt tải: 16

Tính toán thiết kế lưới điện hỗn hợp mini có ...

Upload: tungb68

📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 452
Lượt tải: 16

Áp dụng các mẫu thiết kế hướng đối tượng ...

Upload: vanduy_do

📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 533
Lượt tải: 16

Đánh giá kết quả thực hiện 5 năm Chương ...

Upload: thaiduongmtv

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 331
Lượt tải: 17

Nghiên cứu thiết lập quy trình xác định các ...

Upload: youaremylove_8792

📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 657
Lượt tải: 16

Tổng hợp tình hình sinh viên k36 khoa khuyến ...

Upload: ptnhuquynh

📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 209
Lượt tải: 16

Thực trạng định hướng nghề nghiệp cho con ...

Upload: hocdv

📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 502
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông ...

Upload: phuonghuunghi8

📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 442
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn Chương 1: Nhà vệ sinh nông thôn ở Việt Nam-Hiện trạng và vấn đề Con người và gia súc luôn luôn tạo ra chất thải từ chính mình, chủ yếu là phân và nước tiểu. Các chất thải người và gia súc là nguồn mang nhiều mầm bệnh ngoài vấn đề gây mùi hôi khó zip Đăng bởi
5 stars - 223533 reviews
Thông tin tài liệu 0 trang Đăng bởi: phuonghuunghi8 - 09/05/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 09/05/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn