Mã tài liệu: 235598
Số trang: 89
Định dạng: doc
Dung lượng file: 354 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Luận văn dài 87 trang gồm 2 chương 6 tiết.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, ra đời và tồn tại hàng vạn năm nay với nhân loại, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận đông đảo nhân dân ở hầu khắp các quốc gia trên hành tinh này. Với con số hàng tỷ người trên thế giới và gần như 100% dân cư ở nhiều nước cụ thể theo các tôn giáo khác nhau đã nói rõ nhu cầu đó. Tôn giáo đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội nhiều mặt của con người.
Tuy nhiên, xung quanh hiện tượng tôn giáo đang còn nhiều ý kiến khác nhau trong giới nghiên cứu (và có thể nói là một trong những hiện tượng xã hội có nhiều tranh cãi nhất). Chẳng hạn, tôn giáo là một hiện tượng tích cực hay tiêu cực, có ảnh hưởng tốt hay xấu đến đời sống con người, xã hội và đánh giá nó trên cơ sở khoa học nào. Về mặt hình thái ý thức xã hội, tôn giáo lâu nay được xem như đối lập với khoa học và nếu vậy thì cắt nghĩa như thế nào về hiện tượng tôn giáo có chiều hướng gia tăng hiện nay trong khi có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ trên phạm vi toàn thế giới cũng như mỗi quốc gia? vấn đề quan hệ hay tác động, ảnh hưởng qua lại giữa tôn giáo với chính trị, văn hóa, đạo đức, khoa học . như thế nào và bản thân tôn giáo trong nội dung các quan niệm của mình có chứa đựng các yếu tố chính trị, văn hóa, đạo đức, khoa học không? .
Có thể nói, những vấn đề trên đây là những vấn đề có phạm vi rộng lớn và có tính thời sự cấp thiết, nhất là vấn đề ảnh hưởng của tôn giáo đối với xã hội, con người cần được quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau.
Nhật Bản là quốc gia có trình độ phát triển cao trên nhiều lĩnh vực. Trong những nguyên nhân tạo nên thành công chung của quốc gia này phải kể đến sự tác động của một nền văn hóa rất độc đáo mang bản sắc Nhật Bản (bao gồm văn hóa Phật giáo). Chỉ có nghiên cứu chính nền văn hóa Nhật Bản trong đó có văn hóa Phật giáo mới giúp ta cắt nghĩa được một phần thành công của đất nước này trong sự phát triển.
Khi nghiên cứu quá trình du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản hiện vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, đó chỉ là sự bành trướng tư tưởng, văn hóa Trung Hoa hơn là nhu cầu nội tại của nước Nhật, và mặc dù các môn phái Bukkyo (đạo Phật) ở đây trong thế giới quan của mình còn chứa đựng những yếu tố tiêu cực, song khách quan mà nói, đạo Phật ở Nhật Bản nói chung đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển xã hội Nhật Bản trong lịch sử cũng như hiện tại. Nghiên cứu những đóng góp đó sẽ có ý nghĩa bổ ích cho sự chế định những chính sách kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Trong lịch sử nhân loại, tuy giữa các nước có những khác biệt về truyền thống thể hiện qua phong tục, tập quán, tính cách, lối ứng xử của nhân dân và mọi đặc tính văn hóa khác do lịch sử để lại, song giữa các dân tộc vẫn có nhiều nét tương đồng, nhất là đối với Việt Nam và Nhật Bản là những quốc gia cùng nằm trong cộng đồng châu Á, cùng có chung một xuất phát điểm về kinh tế là nông nghiệp lúa nước, mà điểm nổi bật nhất là cả hai nước đều mang dấu ấn đậm nét của văn hóa Trung Hoa. Do đó, nghiên cứu Nhật Bản nói chung, văn hóa Nhật Bản (bao gồm văn hóa Phật giáo) nói riêng, chắc chắn Việt Nam sẽ tìm được một phần những bài học kinh nghiệm bổ ích cho sự phát triển đất nước mình. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề "Sự du nhập, phát triển của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Mấy chục năm gần đây, do quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản càng ngày càng thắt chặt, nhu cầu tiếp xúc, học hỏi Nhật Bản tăng lên, nhiều tác phẩm bàn về văn hóa Nhật Bản được giới thiệu. Đáng chú ý là bộ sách Lịch sử văn hóa Nhật Bản của G.B. Samson (Nxb Khoa học xã hội, năm 1995) hay Chân dung văn hóa đất nước mặt trời mọc của Hữu Ngọc, xuất bản năm 1993. Trong những tác phẩm đó, vấn đề Phật giáo ở Nhật Bản cũng đã được đề cập. Có thể thấy, Phật giáo được xem là một trong những nhân tố góp phần tạo nên diện mạo văn hóa đầy tính đa sắc, độc đáo của Nhật Bản.
Ngoài những tác phẩm đã được kể trên, những công trình khoa học khác như Nhật Bản tăng cường hiểu biết và hợp tác (1994-1995); Sổ tay nghệ thuật Nhật Bản (dịch năm 1990) hay nhiều công trình trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản đã đưa lại một cách nhìn ngày càng đầy đủ và chân thực về văn hóa Nhật Bản nói chung, diện mạo Phật giáo Nhật Bản nói riêng.
Mặc dù vậy, việc nghiên cứu một cách khái quát, hệ thống lịch sử Phật giáo ở Nhật Bản cũng như những ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội vẫn rất cần được tiếp xúc. Lý do cơ bản trong nghiên cứu Phật giáo ở Nhật Bản vẫn đang tồn tại nhiều bất đồng. Chẳng hạn những nguyên nhân nào làm cho Phật giáo tồn tại và phát triển ở Nhật Bản hay trong đời sống tinh thần của người Nhật hiện nay thì Phật giáo có vị thế đến đâu? Tại sao Thiền là yếu tố trội của Phật giáo ở Nhật Bản? .
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Khái quát một số đặc điểm cơ bản của quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản cũng như một số ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản.
3.2. Nhiệm vụ:
Luận văn có hai nhiệm vụ chủ yếu:
- Khái quát bối cảnh lịch sử của quá trình du nhập Phật giáo vào Nhật Bản và một số đặc điểm cơ bản của quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản.
- Làm sáng tỏ một số ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn đề cập chủ yếu đến phương diện lịch sử của quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản và chỉ phân tích những ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản trên các phương diện như: Văn hóa nghệ thuật, đạo đức, phong tục và lối sống.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận:
- Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về văn hóa và tôn giáo.
- Một số thành tựu gần đây của giới khoa học khi nghiên cứu Nhật Bản đã được công bố.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là phương pháp cấu trúc hệ thống, lịch sử, lôgíc, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như so sánh, phân tích tổng hợp.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn bước đầu khái quát một số đặc điểm cơ bản của quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản.
- Góp phần đánh giá vai trò của Phật giáo vào kho tàng văn hóa tinh thần của Nhật Bản.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Đề tài góp phần gợi mở một số vấn đề giúp các nhà quản lý xã hội suy nghĩ về việc khuyến khích những đóng góp của Phật giáo vào nền văn hóa dân tộc và vận dụng nó trong điều kiện xã hội Việt Nam.
- Kết quả của luận văn có thể sử dụng vào quá trình nghiên cứu và giảng dạy môn khoa học về tôn giáo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 1069
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16