Mã tài liệu: 231369
Số trang: 116
Định dạng: doc
Dung lượng file: 7,180 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Luận văn dài 119 trang: 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tiến hành triển khai, xây dựng nhiều công trình thuỷ điện lớn và nhỏ trên hầu khắp lưu vực các sông ở nhiều vùng trong cả nước nhằm góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống.
Các dự án thủy điện thường được triển khai xây dựng tại miền núi, nơi mật độ dân cư thấp, phần lớn là dân tộc ít người, tuy nhiên không tránh khỏi những cộng đồng dân cư sinh sống trong phạm vi lòng hồ thuỷ điện. Do đó rất cần có những chính sách và biện pháp trong công tác di dân, tái định cư nhằm ổn định đời sống, giảm thiểu tác động tiêu cực đến các nguồn tài nguyên, môi trường, “bảo đảm cho người dân có cuộc sống nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các công trình thuỷ điện đã và đang làm nảy sinh một số vấn đề bất cập về môi trường, văn hoá và đặc biệt là đời sống của người dân sinh sống ở những vùng lòng hồ thuỷ điện. Công tác đền bù và tái định cư bắt buộc tuy cũng được Chính phủ quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết, trong đó vấn đề đảm bảo chính sách, vấn đề sinh kế cho những người dân phải tái định cư đến nơi ở mới thật sự chưa được quan tâm đúng mức và đến nay chưa được thực hiện một cách hoàn chỉnh và bền vững.
Kinh nghiệm trên thế giới và bản thân của Việt Nam đã cho thấy công tác tái định cư là quá trình rất phức tạp, mất nhiều thời gian, đòi hỏi phải tiến hành các nghiên cứu rất tỉ mỉ về người dân tái định cư, về dân tộc, văn hoá, bản sắc, đặc tính dân tộc và tập quán của họ trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất, đặc biệt đối với các chương trình tái định cư có quy mô lớn.
Việc đảm bảo sinh kế đóng vai trò rất quan trọng nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho người dân phải tái định cư bắt buộc, giảm thiểu tối đa những tác động không mong muốn đối với người dân phải tái định cư thông qua việc tạo lập một sinh kế bền vững, ổn định phát triển sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững.
Thực hiện Nghị quyết số 13/2002/QH11 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, ngày 15/1/2004 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 92QĐ-TTg về việc phê duyệt đầu tư thủy điện Sơn La với mức nước dâng là 215m. Theo đó, tổng mức đầu tư thủy điện Sơn La là 36.433 tỉ đồng, trong đó gần 12.000 tỉ đồng phục vụ giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư. Theo kết quả rà soát bổ sung quy hoạch di dân tái định cư công trình thủy điện Sơn La tháng 3/2006 của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thì hồ chứa ảnh hưởng đến 8 huyện thị xã thuộc 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và phải di chuyển 259 bản với 17.828 hộ. Trong đó nhiều nhất là Sơn La có 162 bản với 11.408 hộ. Theo thiết kế, hồ chứa Sơn La sẽ gây ngập lụt trên 23.000 ha đất tự nhiên, trong đó có 7.700 đất đang sản xuất nông nghiệp với 1.700 ha ruộng lúa màu, 4.900 ha đất nương rẫy và gần 500 ha đất cây lâu năm. Mức độ thiệt hại về đất sản xuất là rất lớn vì các hộ dân ở đây thu nhập chính là từ canh tác nông nghiệp tự cấp tự túc, thu nhập bình quân khoảng 1,5-2 triệu đồng/hộ/năm. Người dân phải di chuyển chiếm khoảng 90% là đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế, điều kiện văn hóa xã hội còn nhiều khó khăn .
Một thực tế sau khi cắm mốc ngập vùng hồ, xu thế của rất nhiều người dân muốn ở lại, không muốn di chuyển đi xa nơi “chôn rau cắt rốn”, một phần muốn sử dụng lại diện tích đất không bị ngập để phát triển sản xuất, vì vậy phương án đảm bảo sinh kế cho người dân tái định cư tại chỗ ven hồ cũng được các địa phương quan tâm, rà soát lại khả năng đất đai, cũng như các phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện mới để tiếp nhận lại số hộ này.
Cơ sở để tổ chức sản xuất nông nghiệp trong vùng hồ là do các hồ chứa thủy điện được vận hành theo quy luật điều tiết hàng năm, theo đó mực nước hồ được điều chỉnh từ cao trình mực nước chết đến cao trình mực nước dâng bình thường theo các tháng trong năm. Quá trình tích nước trong mùa mưa và xả nước trong mùa khô phục vụ phát điện và chống lũ tạo ra khoảng đất không bị ngập trong thời gian nhất định trong năm có thể sử dụng để trồng trọt. Thực tế cũng cho thấy, các hộ dân ven các hồ chứa nước thủy điện Hòa Bình, Trị An, Ialy đã sử dụng trên 4.000 ha đất bán ngập để trồng trọt rất có hiệu quả, tạo thêm thu nhập, giảm áp lực quỹ đất sản xuất tái định cư, đảm bảo cuộc sống hàng ngày của người dân, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế cho người dân tái định cư. Với ý nghĩa như trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ di dân tái định cư từ vùng bán ngập của công trình thuỷ điện Sơn La. Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời sống của các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về sinh kế cho người dân nói chung và sinh kế của các hộ thuộc diện di dân vùng bán ngập tái định cư nói riêng.
- Đánh giá tình hình di dời, tái định cư và sinh kế của các hộ dân tại công trình thủy điện Sơn La.
- Đề xuất giải pháp phù hợp đảm bảo sinh kế cho các hộ dân thuộc diện tái định cư.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình tái định cư ở vùng bán ngập của công trình thuỷ điện Sơn La.
1.4. Địa điểm nghiên cứu
Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La với diện tích tự nhiên là 153.590,00 ha.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 12 năm 2004 đến 8/2009.
1.6. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2008 đến 8/2009.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về sinh kế và tái định cư
2.1.1. Sinh kế của người dân
- Khái niệm sinh kế:
Theo Bùi Đình Toái (2004) Khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó.
- Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế:
Để duy trì sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sách sinh nhai khác nhau. Kế sách sinh nhai của hộ hay chiến lược sinh kế của hộ là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ. Bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ. Chiến lược sinh kế của hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực (tài sản) cơ bản sau
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 890
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 239
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 891
⬇ Lượt tải: 17