Mã tài liệu: 214887
Số trang: 14
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 219 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nội dung quan hệ pháp lý (QHPL) giữa Nhà nước và doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) đến nay đã có những bước tiến rất lớn trong quá trình xây dựng
và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tuy nhiên, quan hệ này
vẫn bộc lộ nhiều điều bất cập như: DNNN chưa có quyền tự chủ thực sự, cơ
quan nhà nước vẫn can thiệp vào hoạt động kinh doanh; hoạt động kém hiệu
quả và thất thoát tài sản tại DNNN chưa được khắc phục; việc thực hiện quyền
sở hữu nhà nước tại DNNN còn lúng túng; Nhà nước vẫn còn bao cấp, ưu ái cho
DNNN. Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do: thứ nhất, các qui định pháp
luật về DNNN chưa hoàn toàn phù hợp, tính khả thi không cao; thứ hai, việc
chấp hành pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật yếu của nhiều cán bộ, viên
chức, người quản lý và lao động trong DNNN; thứ ba, bộ máy nhà nước vẫn còn
cồng kềnh, kém hiệu lực, thủ tục hành chính phiền hà, nhiều tầng nấc; thứ tư,
chưa phân định rạch ròi giữa quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh, việc thực
hiện quyền sở hữu của Nhà nước còn mang nặng tính hành chính, không phù
hợp với cơ chế thị trường; thứ năm, việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp
luật đối với các chủ thể nêu trên chưa kịp thời và chưa nghiêm minh.
Vì vậy, nghiên cứu thực trạng QHPL giữa Nhà nước và DNNN hiện nay có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc tối ưu hoá quyền sở hữu nhà nước và tăng
cường quyền tự chủ của DNNN, đảm bảo hiệu quả của quá trình cải cách
DNNN. Xuất phát từ lý do đó, tác giả đã chọn đề tài: "Quan hệ pháp lý giữa
Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay" để làm Luận án tiến
sĩ Luật học.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Các công trình nghiên cứu đã khái quát quá trình đổi mới, phát triển của
DNNN để nâng cao vị trí, vai trò của DNNN.Tuy nhiên đổi mới DNNN đạt hiệu
quả thấp, thậm chí thụt lùi, nhất là trong thời gian đầu của quá trình chuyển đổi
2
cơ chế kinh tế. Các công trình này đã nghiên cứu và đề cập đến nhiều khía
cạnh, ở nhiều mức độ khác nhau, liên quan đến DNNN, địa vị pháp lý, tổ
chức, hoạt động của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế, mối QHPL giữa
các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế với nhau và với Nhà nước.
Trong các công trình này, các tác giả cũng đã trình bày cơ sở lý luận, quá
trình phát triển chế định địa vị pháp lý, những yếu tố chủ yếu quy định địa vị
pháp lý DNNN và những biện pháp hoàn thiện. Nhiều công trình đã phân tích
các quan điểm, nội dung, chính sách và các giải pháp cũng như thành công, hạn
chế, những căn cứ, định hướng trong cải cách DNNN ở Trung Quốc và một số
nước trên thế giới, đồng thời đưa ra những kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt
Nam trong việc xây dựng những DNNN hoạt động có hiệu quả và tăng cường
chức năng kinh tế của Nhà nước.
Các công trình này đã đánh giá tương đối có hệ thống sự tác động của Nhà
nước thông qua luật pháp và các chính sách lớn trong quá trình hình thành và
phát triển thị trường ở Việt Nam, đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường và
đổi mới sự tác động tác động của Nhà nước đối với thị trường định hướng
XHCN. Tuy nhiên, do nghiên cứu trong bối cảnh chưa có Luật DNNN nên các
tác giả chưa có điều kiện phân tích và làm sâu sắc những quyền và nghĩa vụ của
DNNN và Nhà nước, nhất là trong việc thực hiện quyền sở hữu vốn, tài sản của
Nhà nước, đảm bảo quyền tự chủ của DNNN. Các công trình này chủ yếu phân
tích Nhà nước và DNNN dưới góc độ kinh tế, chưa phân tích sâu sắc dưới
góc độ pháp lý. Việc nghiên cứu phân tích cũng chỉ dừng lại ở một giai đoạn
lịch sử nhất định, chưa phân tích chúng trong tiến trình chung của quá trình
đổi mới, sắp xếp DNNN.
Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
Công trình nghiên cứu đã phân tích các kinh nghiệm của các nước có nền
kinh tế chuyển đổi trong cải cách DNNN, đã phân tích tác động của quyền sở
hữu nhà nước đối với DNNN ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, quan hệ giữa
Nhà nước và DNNN tại Việt Nam không được đề cập.
3
Tóm lại, các công trình khoa học trong và ngoài nước chỉ đề cập đến một
khía cạnh của QHPL giữa Nhà nước với DNNN như địa vị pháp lý của Nhà nước,
DNNN cũng như chức năng kinh tế của Nhà nước và vai trò của DNNN trong nền
kinh tế thị trường. Hiện nay, chưa có công trình hay đề tài nào đi sâu nghiên cứu
một cách có hệ thống và toàn diện về quá trình hoàn thiện QHPL giữa Nhà nước
với DNNN tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập
WTO và Nhà nước đã ban hành Luật DNNN 2003, Luật DN 2005
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 17