Mã tài liệu: 217957
Số trang: 29
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 269 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
CHƯƠNG I: Cơ sở phương pháp luận nghiên
cứu khoa học giáo dục
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục (NCKHGD) là những
luận điểm chung có tính chất khuynh hướng, chỉ đạo quá trình NCKHGD (còn
gọi là phương pháp tiếp cận hay quan điểm tiếp cận đối tượng).
Quan điểm phương pháp luận có ý nghĩa to lớn đối với quá trình nghiên cứu, sự
thành công hay thất bại, chất lượng thấp hay cao của công trình khoa học một
phần lớn phụ thuộc vào cách tiếp cận đối tượng. Các quan điểm cần quán triệt
trong quá trình NCKHGD gồm có: Quan điểm hệ thống cấu trúc. Quan điểm
lôgíc lịch sử, quan điểm khách quan và quan điểm thực tiễn.
Quan điểm hệ thống cấu trúc trong NCKHGD
1/ Hệ thống là gì?
Là tập hợp gồm nhiều phần tử, nhiều bộ phận tác động qua lại lẫn nhau được
xem như một thực thể nhất định đứng trước một môi trường, môi trường là tất
cả những gì bên ngoài hệ thống, tác động lên nó bvà chịu sự tác động qua lại
của nó.
2/ Tính hệ thống:
Là một tính quan trọng của thế giới, là hình thức diễn đạt tính chất phức tạp của
đối tượng và nó chính là thông số quan trọng để đánh giá đối tượng.
3/ Phương pháp hệ thống:
Là con đường nghiên cứu một đối tượng phức tạp. Trên cơ sở phân tích đối
tượng thành các bộ phận, các thành phần để nghiên cứu chúng một cách sâu
sắc, tìm ra tính hệ thống của đối tượng.
4/ Quan điểm hệ thống:
Là luận điểm quan trọng chỉ dẫn quá trình nghiên cứu phức tạp, là cách tiếp cận
đối tượng bằng phương pháp hệ thống để tìm ra cấu trúc của đối tượng, phát
hiện ra tính hệ thống.
*Khi nghiên cứu hiện tượng giáo dục theo quan điểm hệ thống cấu trúc cần:
Nghiên cứu hiện tượng đó một cách toàn diện nhiều mặt, dựa vào việc phân
tích đối tượng thành các bộ phận mà xem xét cụ thể.
Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật
phát triển từng mặt và toàn bộ hệ thống giáo dục.
Nghiên cứu hiện tượng giáo dục trong mối tương tác với các hiện tượng xã
hội khác, với toàn bộ nền văn hoá xã hội. Tìm môi trường thuận lợi cho sự phát
triển.
Trình bày kết quả NCKHGD rõ ràng, khúc chiết theo một hệ thống chặt chẽ,
có tính lôgíc cao.
Quan điểm logic - lịch sử trong NCKHGD
Lịch sử là sự phát triển, diễn biến có thật của các hiện tượng và sự vật khách
quan.
Lôgíc là sự phản ánh trong tư duy của con người quá trình diễn biến lịch sử
của hệ tượng khách quan , lôgích là kết quả của sự nhận thức của con người,
NCKHGD chính là sự phát hiện cái lôgích tất yếu của sự kiện giáo dục.
Quan điểm lịch sử- lôgích trong NCKHGD chính là việc thực hiện quá trình
ngghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử. Tìm hiểu, phát hiện sự nảy
sinh, phát triển của giáo dục trong những thời gian và không gian cụ thể, với
những hoàn cảnh điều kiện cụ thể, để phát triển cho được quy luật tất yếu của
quá trình sư phạm.
*Nguyên tắc lịch sử trong NCKHGD thực hiện các chức năng sau đây:
Dùng các sự kiện lịch sử dể minh hoạ, chứng minh, làm sáng tỏ các luận
điểm khoa học, các nguyên lý sư phạm hay kết quả công trình NCKHGD.
Dùng tài liệu lịch sử theo chuẩn mực, để đánh những kết luận sư phạm, đánh
giá chân lý khoa học.
Dựa vào kết luận lịch sử,với các quy luật tất yếu, các lôgíc khách quan mà
xây dựng các giả thuyết KHGD và chứng minh các giả thuyết đó.
Dựa vào xu thế phát triển của lịch sử giáo dục để nghiên cứu thực tiễn giáo
dục, tìm ra những khả năng mới dự đoán các khuynh hướng phát triển của hệ
tượng giáo dục.
Dựa vào lịch sử thiết kế mô hình các biện pháp, các hình thức giáo dục mới,
thiết kế triển vọng phát triển của quá trình giáo dục.
Sưu tập xử lý thông tin, kinh nghiệm giáo dục để giải quyết các nhiệm vụ giáo
dục, để ngăn ngừa và tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm có thể lặp lại trong
tương lai
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 226
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem