Mã tài liệu: 228667
Số trang: 27
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 320 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay đã có khá nhiều tài liệu, sách tham khảo trong nước viết về BTHH dùng trong nhà trường, song nội dung của các BT chủ yếu nặng về “phương pháp giải toán hoá”, rất ít chú trọng đến việc PTTDHH và đặc biệt kiến thức KNTHHH trong các BT, do đó làm cho tính chất HH của BT bị xem nhẹ. ở các nước giáo dục phát triển, hệ thống các BTHHTN phải được gắn liền với các bài TH có thời gian chuẩn bị và phương tiện TN đầy đủ, HS chỉ trả lời các kết luận thu được (trắc nghiệm khách quan) sau khi đã làm TN và xử lý số liệu.
Nhìn chung, việc sử dụng BTHHTN trong dạy học HH ở trường THPT hiện nay đang còn rất “khiêm tốn” kể cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn của các dạng BTHHTN ứng dụng trong dạy học HH là rất cần thiết, chưa có công trình nào trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này, do đó chúng tôi chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học HH ở trường THPT.
2.2. Đối tượng nghiên cứu: PTTD và rèn luyện KNTHHH cho HS THPT qua việc xây dựng hệ thống các BTHHTN.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng một số dạng BTHHTN nhằm PTTD và rèn luyện KNTHHH cho HS THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học HH trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai gần. 2
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi phải hoàn thành những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng BTHH nói chung và BTHHTN nói riêng trong dạy học HH ở trường THPT.
- Làm sáng tỏ được nội dung và phương pháp PTTDHH và rèn luyện KNTHHH cho HS THPT qua nội dung các BTHHTN.
- áp dụng nội dung và phương pháp trên để phân loại, thiết kế, xây dựng và sử dụng các BTHHTN một cách có hiệu quả trong dạy học HH.
- Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của những đề xuất. Từ đó rút ra những cơ sở lý luận và biện pháp thực tiễn giúp GV HH ở trường THPT sử dụng thường xuyên hơn các loại BT này trong dạy học.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Tìm hiểu thực tiễn ở trường phổ thông nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu.
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết, kết hợp với phương pháp THTN để hình thành các dạng BTHHTN.
- Nghiên cứu các giáo trình và tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Dùng phương pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp tiếp cận tổng hợp để xây dựng nội dung, phương pháp PTTD và rèn luyện KNTHTN cho HS THPT.
- Điều tra cơ bản: trắc nghiệm, phỏng vấn, dự giờ, lấy ý kiến chuyên gia.
- Thực nghiệm sư phạm, xử lý kết quả bằng toán học thống kê. 3
4. Giả thuyết khoa học
Nếu GV nắm được nội dung và phương pháp PTTD và rèn luyện KNTHHH cho HS THPT thì sẽ biết cách thiết kế và sử dụng các loại BTHHTN trong dạy học một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học HH
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 151
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16