Mã tài liệu: 278979
Số trang: 55
Định dạng: zip
Dung lượng file: 220 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN THỨ NHẤT
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
I. MỘT VÀI VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ SỞ
1. Yếu tố sản xuất ở doanh nghiệp.
Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp là một nội dung của công tác tổ chức doanh nghiệp. Nếu ở góc độ khái quát nhất thì tổ chức doanh nghiệp là tổ chức sự kết hợp các yếu tố sản xuất. Vì thế việc nghiên cứu công tác tổ chức doanh nghiệp nói chung và tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp nói riêng không thể không xuất phát từ quan điểm phân chia các yếu tố sản xuất doanh nghiệp.
Trên góc độ kinh tế quốc dân và với các môn học lấy nền kinh tế quốc dân làm đối tượng nghiên cứu, người ta chia các yếu tố sản xuất thành ra yếu tố lao động, đất đai và tư bản. Đất đai và lao động được coi là yếu tố sản xuất cội nguồn còn tư bản được coi là yếu tố sản xuất chuyển hoá. ở môn học kinh tế quốc dân, khái niệm tư bản là tư sản hàng hoá, nghĩa là không được hiểu tư bản là vốn tiền tệ mà với nó người ta có thể thuê lao động để làm giàu. Với khái niệm này tư bản bao gồm máy móc, dụng cụ và nguyên vật liệu; nghĩa là toàn bộ các tư liệu sản xuất cần thiết cho con người tạo ra nhằm làm giảm nhẹ và tăng hiệu quả lao động của mình. Như thế, xét trên góc độ nền kinh tế quốc dân yếu tố tư bản bao gồm toàn bộ sản phẩm được sản xuất ra và được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất làm tăng thêm các yếu tố sản xuất thông qua việc kết hợp chúng với yếu tố lao động và đất đai.
Nếu xét ở góc độ bao quát nhất thì quá trình sản xuất của doanh nghiệp đòi hỏi sự tham gia của sức lao động, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu. Sức lao động và đối tượng lao động là các yếu tố sản xuất cần phải được kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Song sự kết hợp các yếu tố sản xuất trong mọi doanh nghiệp được thực hiện không phải tự phát như quá trình tự nhiên mà là kết quả của hoạt động có tổ chức, có kế hoạch, có sự điều khiển của con người. Như thế có nghĩa là trong doanh nghiệp đã và cần phải có các hoạt động chuyên biệt của lao động thực hiện các chức năng tổ chức kế hoạch hoá, điều khiển... Vì lẽ đó mà về nguyên tắc trong môn học quản trị doanh nghiệp người ta không dừng ở việc chỉ xem xét nhân tố lao động một cách khái quát như ở góc độ nền kinh tế quốc dân mà tiếp tục phân chia yếu tố lao động của con người thành hai loại hoạt động lao động mang tính độc lập tương đối là lao động thực hiện (thừa hành, chấp nhận) và lao động chỉ đạo (lãnh đạo, quản lý). Từ đây chúng ta hiểu các thuật ngữ lao động thực hiện, lao động thừa hành hay lao động chấp hành là đồng nghĩa. Tương tự cũng có sự đồng nghĩa khi sử dụng các thuật ngữ lao động quản trị, lao động lãnh đạo hay lao động chỉ đạo. Với quan niệm phân chia các yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp luôn luôn là kết quả của lao động quản trị, nghĩa là nếu không có lao động quản trị thì các yếu tố trên (lao động chấp hành, tư liệu sản xuất và nguyên vật liệu) không thể tham gia vào quá trình sản xuất với đầy đủ ý nghĩa kinh tế được. Trên cơ sở đó sẽ hoàn toàn hợp lý nếu trong môn học quản trị doanh nghiệp chúng ta phân biệt giữa 4 yếu tố sản xuất sau đây:
1. Lao động quản trị (lãnh đạo) có chức năng quản trị, kế hoạch hoá, tổ chức và kiểm tra quá trình hoạt động, thực hiện hoạt động này chính là việc chuẩn bị ra các quyết định.
2. Lao động chấp hành (lao động có tính chất khách thể)
3. Tư liệu lao động (công trình, nhà xưởng, máy móc...)
4. Đối tượng lao động (nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu...)
Với cách phân chia này các nhân tố sản xuất từ 4 ý trên được gọi là các nhân tố khách thể, sự tham gia của chúng vào quá trình sản xuất trong doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện dưới sự tác động của nhân tố thứ nhất là nhân tố lao động quản trị. Theo đó có thể hệ thống hoá các yếu tố sản xuất ở góc độ doanh nghiệp. Theo sơ đồ đơn giản dưới đây: (sơ đồ trang bên).
Trong lý thuyết quản trị doanh nghiệp việc phân chia hoạt động lao động của con người thành 2 yếu tố sản xuất độc lập với nhau là lao động quản trị và lao động thực hiện làm cơ sở cho công tác tổ chức doanh nghiệp và tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp nói riêng. Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp trực tiếp đề cập đến nhân tố chủ thể còn tổ chức lao động lại liên quan đến nhân tố khách thể của quản trị doanh nghiệp.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 262
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16